Ít ai biết được Telstar 18 – trái banh World Cup sử dụng trong trận chung kết World Cup 2018 tại Nga – được Adidas lấy cảm hứng từ vệ tinh Telstar đã đưa vào quỹ đạo vào năm 1962.
Vệ tinh Telstar vẫn đang nằm trên quỹ đạo và hoàn thành sứ mệnh của nó: Vệ tinh truyền thông đầu tiên trên thế giới, cho mọi người thấy được sức mạnh của kết nối trong thời đại không gian.
Trái banh World Cup năm nay được đặt tên là Telstar 18, được thế kế với những hình quạt và pixel. Đằng sau nó có còn bao hàm ý nghĩa to lớn.
Vệ tinh Telstar làm ra để giúp thế giới giao tiếp với nhau, nhưng bị ngưng hoạt động bởi chịu tác động từ “Chiến tranh lạnh”, cụ thể là bức xạ hạt từ những vụ thử hạt nhân của Mỹ và Liên Xô. Những thử nghiệm này khiến các bóng bán dẫn của vệ tinh hư hại và cuối cùng mất liên lạc vào năm 1963. Tuy nhiên trước đó, Telstar đã kịp truyền tải thành công hàng trăm cuộc điện thoại và thư tín. Giao tiếp chính là chìa khóa để tạo ra trái banh World Cup 2018, Telstar 18.
Vệ tinh hình cầu này là kết quả của mối lương duyên giữa các phòng thí nghiệm của NASA và Bell Telephone (nay là AT&T), và là nguồn cảm hứng mà Adidas đưa vào quả banh World Cup mới nhất. Telstar 18 còn là một sự hồi tưởng lại cho quả bannh dùng cho World Cup 1970 mang tính biểu tượng của công ty này là trái Adidas Telstar. Đây là trái banh đầu tiên có các tấm màu đen và trắng, được thiết kế để làm cho bóng nổi bật trên các TV đen trắng vốn vẫn còn được nhiều gia đình đang sử dụng.
Phiên bản 2018 có các bảng được thiết kế từ các pixel (ý nghĩa như độ bền) và hình quạt (để giúp ổn định quỹ đạo khi bay).
Và đây cũng là trái banh có tích hợp công nghệ mới nhất hiện tại. Có một con chip NFC được cấy vào trong quả bóng, và thậm chí còn có cả một biểu tượng cột sóng Wi-Fi nhỏ. Công nghệ này thực ra không có gì mới, Addidas đã từng sử dụng trong trái banh thông minh miCoach giúp huấn luận viên theo dõi hiệu suất. Tuy nhiên trong thời điểm này, nó sẽ không đo lường lực sút hay tốc độ bay, mà thay vào đó cung cấp thông tin về World Cup và cho phép người dùng so tài với nhau.
FIFA hi vọng những sáng tạo này sẽ tạo thêm những trận bóng đẹp mắt. Đã có rất nhiều sự thay đổi trên trái banh World Cup qua nhiều mùa. Năm 1986, Azteca là trái banh làm từ sợi tổng hợp đầu tiên. Năm 2002, Fevernova là trái banh nhẹ hơn và được mệnh danh là trái banh chắc chắn nhất từng được thực hiện.
Năm 2010, Jabulani được Adidas tạo ra và được gọi là trái banh tròn nhất từng được thực hiện nhờ vào việc sử dụng 8 mảnh khâu lại với nhau. Tuy nhiên các thủ môn đã rất ghét này vì không thể đoán trước được quỹ đạo bay của nó, trong khi các tiền đạo lại thích chúng khi sút. Cuối cùng NASA đã tìm ra được vấn đề, nó gọi là hiệu ứng Knuckle.
Năm 2014, các kỹ sư NASA đã đưa phương án giải quyết vào trái banh có tên Brazuca, sử dụng trong World Cup 2014 ở Brazil.
Để đảm bảo Telstar 18 hoạt động hoàn hảo, nó đã được thử nghiệm bởi các đội bóng quốc gia và một số câu lạc bộ lớn như Argentina, Colombia, Mexico, Manchester United, Juventus, Real Madrid và Ajax.
Telstar 18 có thể chỉ là 1 trái bóng thông dụng, nhưng nó đại diện cho điều lớn lao hơn cả môn thể thao được yêu thích nhất thế giới. Nó trở thành thứ kết nối 32 đội bóng trên toàn thế giới, giống như 1 quả cầu được tích hợp những công nghệ tiên tiến.
Theo TechRadar