Với thông tin Realme chính thức vào thị trường Việt Nam với ít nhất 2 smartphone, thương hiệu con tách ra từ OPPO vẫn còn để lại khá nhiều dấu hỏi. 

Theo dõi thông tin Realme sẽ sớm ra mắt tại thị trường Việt Nam với bộ đôi smartphone là Realme 2 và Realme 2 Pro. Cũng như trước đó là một giai đoạn ngắn mà hãng điện thoại là sub-brand của OPPO ra mắt và đạt thành công nhất định tại thị trường Ấn Độ, mình có một số câu hỏi về hai hãng OPPO và Realme này.

Liệu OPPO có giúp đỡ Realme tại thị trường Việt?

Theo số liệu của JFK tháng 8 thì OPPO vẫn đang giữ vị trí thứ 2 thị trường với thị phần trên 20%. Gần đây hãng này cũng gặt hái được thành công với chiếc OPPO F9 với thiết kế màn hình giọt nước, pin sạc nhanh …

Tuy chỉ mới thành lập từ tháng 5, Realme đã nhanh chóng được thị trường đông dân thứ 2 thế giới (Ấn Độ) tiếp cận với con số bán ấn tượng: hơn 200.000 máy cho đợt mở bán thứ hai, sau 4 tháng có mặt đã đạt lượng người dùng đến 1 triệu. Thành công ở Ấn Độ có lẽ nhờ Realme 1 và 2 với giá rất tốt (tầm dưới 4 triệu đồng). Các mẫu máy họ thành công nhờ cấu hình ở mức rất khá, tận dụng thiết kế vốn đặc trưng của dòng OPPO nhưng dung lượng lưu trữ lại nhỉnh hơn.

Chiến lược của Realme tại thị trường Ấn Độ khá rõ ràng: smartphone có cấu hình tốt và thiết kế bắt mắt, giá thành phải chăng nhắm đến đối tượng người dùng trẻ.

Thành công của startup này gần như không thể phủ nhận cái bóng của OPPO: Realme đã định vị một phân khúc khách hàng tiềm năng, kế thừa những thiết kế vốn đang là nổi bật từ OPPO (mặt lưng kính kết hợp vân họa tiết đổi màu), và dùng chung hệ thống trung tâm chăm sóc khách hàng của thương hiệu mẹ.

Kết hợp với chiến lược quảng bá và bán hàng tốt, Realme nhanh chóng có một lượng người dùng đông đảo. Câu hỏi đặt ra là liệu hãng điện thoại non trẻ này có lặp lại chiến lược này tại thị trường Việt Nam?

OPPO và Realme có xảy ra đụng chạm ở cùng phân khúc?

[Ý kiến] Startup Realme bán smartphone nhắm đến giới trẻ có làm nên chuyện?

Theo chia sẻ, Realme là một thương hiệu con nhưng tách rời hoàn toàn do Sky Li – cựu phó chủ tịch của OPPO phụ trách tại thị trường Ấn Độ. Định hướng của startup này gần như chắc chắn sẽ không dính dáng đến OPPO. Mình đọc tin thấy tại Ấn Độ thì Realme dùng chung hệ thống trung tâm chăm sóc khách hàng của OPPO, đây gần như là một tiện nghi mà bất cứ hãng startup nào cũng mong muốn khi cần phủ sóng sản phẩm của mình khắp đất nước.

Tại Việt Nam, việc Realme có dùng trung tâm chăm sóc khách hàng của OPPO không thì mình chưa rõ, nhưng mình nghĩ điều này là có thể xảy ra.

Còn về định vị, hiện OPPO đang giữ một vị trí rất tốt đối với phân khúc smartphone tầm trung mức giá từ 6-9 triệu đồng. Mình thấy Realme 2 sẽ có giá thấp hơn có thể là ngầm phân chia thị trường ở giai đoạn đầu tiên với OPPO tầm trung và cận cao cấp, còn Realme sẽ ở tầm trung với chi phí vừa phải.

Tuy vậy phân khúc giá mà Realme hướng tới tại Việt Nam thì OPPO vẫn đang có nhiều máy trong tầm giá (A71, A83). Vẫn chưa rõ với sự có mặt của Realme, OPPO sẽ “buông tay” ở phân khúc mà Realme bước chân vào, hay vẫn sẽ có những sản phẩm trong cùng tầm giá để giữ lại thị phần.

Còn quá sớm để nói Realme có thành công tại thị trường Việt như cách họ đã làm được tại Ấn Độ hay không. Theo một người đàn anh lâu năm chuyên kinh doanh trong lĩnh vực smartphone từng có lúc tại Việt Nam anh đếm có đến hơn 60 nhãn hàng smartphone, nhưng con số hiện nay đã ít đi rất nhiều.

Mình coi thông tin và thấy Realme 2 đang gây được nhiều sự hào hứng, nhất là ở cấu hình và thiết kế khá bắt mắt. Nếu hôm 16/10 hãng công bố mức giá tốt như trông đợi thì đó sẽ là dấu ấn thuận lợi đầu tiên.

Góc quảng cáo