Giữa thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, mọi thiết bị điện tử hỗ trợ kết nối Internet đều có nguy cơ bị tin tặc tấn công, phát tán phần mềm độc hại, tất nhiên điện thoại cũng không ngoại lệ. Vậy phải xử lý như thế nào khi phát hiện thiết bị của mình bị nhiễm mã độc?

Ngày nay, smartphone được xem là vật bất ly thân của nhiều người, không chỉ giúp bạn liên lạc với mọi người mà còn là phương tiện đa năng phục vụ nhu cầu giải trí, học tập, hỗ trợ xử lý công việc… Ngoài ra, điện thoại còn là nơi lưu trữ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu và những dữ liệu quan trọng. Vậy, làm thế nào để biết điện thoại đã bị tấn công hoặc đang bị nhiễm mã độc?

Cách xử lý khi điện thoại bị tấn công hoặc nhiễm mã độc

Dấu hiệu smartphone bị tấn công hoặc nhiễm mã độc

  • Nhanh hết pin dù không sử dụng nhiều.
  • Điện thoại chạy chậm hơn so với trước.
  • Thỉnh thoảng xảy ra những tình huống lạ như: ứng dụng đột nhiên tự bật, các cuộc goijvaf tin nhắn lạ bỗng dưng xuất hiện một cách bất thường.

Lưu ý: Điện thoại bị tấn công cũng ảnh hưởng đến những tài khoản trực tuyến lưu trữ trên thiết bị. Vì vậy nếu nhận thấy điện thoại của mình có dấu hiệu bị hack, bạn cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp bảo mật để giữ an toàn cho các tài khoản trực tuyến trên thiết bị như Facebook, Gmail…

Nguyên nhân điện thoại bị hack

Có nhiều lý do khác nhau khiến điện thoại bị tấn công, và không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Nhấp vào liên kết lừa đảo, vô tình tải các phần mềm độc hại và cài đặt trên thiết bị.
  • Nhấp vào các liên kết giả mạo đính kèm trong email lừa đảo, khiến phần mềm độc hại được cài đặt trên hệ thống.
  • Bị hack thẻ SIM.
  • Tin tặc xâm nhập vào điện thoại thông qua kết nối Bluetooth hoặc hệ thống Wi-Fi công cộng.

Dù nguyên nhân thực tế là gì thì hậu quả của việc smartphone bị hack thường rất nghiêm trọng: tin tặc sẽ đánh cắp dữ liệu trên điện thoại để thu lợi bất chính, hoặc sử dụng điện thoại của bạn để thực hiện một số hành vi độc hại khác.

Cách xử lý điện thoại Android bị nhiễm mã độc

Bạn có thể nhận biết các hoạt động tấn công độc hại và “làm sạch” thiết bị theo các bước sau:

Bước 1: Kích hoạt chế độ Safe Mode trên Android. Sau đó xóa tất cả ứng dụng mới được cài đặt hoặc chưa được công nhận khỏi Android của bạn (hãy tìm cả những  ứng dụng ẩn). Thao tác này sẽ giúp xóa mọi phần mềm độc hại tiềm ẩn mà bạn đã vô tình cài đặt vào máy.

Cách xử lý khi điện thoại bị tấn công hoặc nhiễm mã độc

Tại sao phải bật chế độ Safe Mode trước khi xóa ứng dụng? Vì ở chế độ này, Android sẽ vô hiệu hóa tất cả các ứng dụng của bên thứ ba đang chạy trên hệ thống. Điều này cũng sẽ ngăn các ứng dụng nền không cần thiết tự động khởi chạy. Nhờ vào đó, bạn có thể dễ dàng xóa các ứng dụng không mong muốn khỏi điện thoại mà không bị lỗi).

Bước 2: Cài đặt và khởi chạy phần mềm diệt virus cho Android. Các ứng dụng này sẽ quét điện thoại để tìm những tập tin, ứng dụng độc hại và xóa chúng vĩnh viễn.

Bước 3: Nếu bạn đã root điện thoại Android, nghĩa là bên trong hệ thống, vốn được bảo vệ bởi các đặc quyền bảo mật, đã được mở khiến hệ thống dễ bị tấn công. Như vậy, để xử lý bạn cần sử dụng một ứng dụng gốc để đưa thiết bị trở về trạng thái bảo mật ban đầu.

Bước 4: Đặt lại màn hình khóa Android và mã PIN hệ thống. Thao tác này để đề phòng trường hợp tin tặc tấn công điện thoại và quyền truy cập vào thông tin đăng nhập thì hắn cũng không thể truy cập lại sau khi bạn khởi động lại thiết bị. Ngoài ra, bạn cũng có thể khóa ứng dụng bằng tính năng ghim màn hình để tăng cường mức độ bảo mật.

Bước 5: Đặt lại toàn bộ mật khẩu tài khoản trực tuyến, nhất là những tài khoản quan trọng như Facebook, Gmail, Office365… để đề phòng bị tấn công.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo