Forbes Trung Quốc đã chính thức vinh danh Xiaomi trong danh sách China ESG 50 năm nay và công bố báo cáo đầu tiên của China ESG 50 để vinh danh các doanh nghiệp thực hành hiệu quả nhất về Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp (ESG).
Wang Xiang, Chủ tịch của Tập đoàn Xiaomi chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự khi các hoạt động ESG của công ty được công nhận”. “Là một trong ba công ty smartphone toàn cầu và là nền tảng AIoT hàng đầu cho người tiêu dùng, Xiaomi hoàn toàn cam kết sẽ tận dụng quy mô và hiệu quả của công ty để tạo nên nền kinh tế bền vững cho người dùng, nhân viên, đối tác và hành tinh của chúng ta. Chúng tôi mong muốn dẫn đầu bằng cách làm gương và tiếp tục tích hợp ESG vào những sản phẩm, dịch vụ, cấu trúc quản trị và hoạt động của Xiaomi”.
Forbes Trung Quốc đã lựa chọn những doanh nghiệp cho danh sách ESG 50 dựa trên các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) (SDGs). Những công ty này cũng đã xuất hiện trong danh sách Forbes Global 2000.
Đối với Xiaomi, quản trị ESG là nền tảng cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Công ty đã xuất bản Báo cáo ESG thường niên từ năm 2018 và đã tham gia Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và cam kết tuân thủ mười nguyên tắc quy định về trách nhiệm doanh nghiệp từ năm 2020. Những thành tựu của Xiaomi trong hoạt động ESG đã được Ủy ban chứng khoán Hồng Kông công nhận vào năm 2021 với “Giải thưởng thực hành ESG Xuất sắc”.
Xiaomi đã giảm việc tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu tác động môi trường của các sản phẩm bằng cách tận dụng tiến bộ công nghệ và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Trong biểu đồ bên dưới, các tác động đến môi trường được giảm thiểu trong suốt vòng đời của các sản phẩm của công ty.
Những ví dụ về cách Xiaomi giảm thiểu tác động đến môi trường có thể kể đến như smartphone Xiaomi 12 series có mặt lưng được làm bằng BASF Haptex, một vật liệu polyurethane không dung môi (PU) carbon thấp, tiêu thụ ít hơn 20% năng lượng, thải ra ít hơn 20% khí nhà kính và sử dụng ít hơn 15% nước so với chất liệu tổng hợp da.
Các pallet nhẹ được sử dụng để vận chuyển smartphone ra nước ngoài hàng năm đã giúp tiết kiệm tới 460 tấn nhiên liệu hàng không hoặc 1.423 tấn CO2e. Xiaomi cũng đã tái chế hơn 650 nghìn smartphone vào năm 2021, 80% – 90% trong số đó đã được bán lại.
Về yếu tố xã hội trong ESG, Xiaomi đã xây dựng một cấu trúc quản trị toàn diện nhằm bảo vệ an ninh dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Xiaomi đã thành lập Ủy ban Bảo mật và Quyền riêng tư vào năm 2014. Xiaomi đã thông qua Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) về đánh giá tuân thủ của Liên minh Châu Âu vào năm 2018.
Sau đó, công ty tiếp tục đệ trình sự giám sát của các chuyên gia bên ngoài về các hoạt động bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Năm ngoái, Xiaomi đã lần đầu công bố báo cáo minh bạch, trở thành thương hiệu smartphone Android tiên phong làm như vậy. Xiaomi năm nay đã đạt được chứng nhận đăng ký NIST CSF (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia, Khuôn khổ An ninh Mạng), tăng cường hơn nữa khả năng bảo vệ an ninh dữ liệu.
Để biết thêm thông tin về ESG của Xiaomi, truy cập https://ir.mi.com/enosystemal-social-governance