Đây là nội dung thuộc báo cáo Xu hướng Ứng dụng Di động 2021: khu vực châu Á – Thái Bình Dương do Adjust cung cấp.
Adjust, nền tảng đo lường ứng dụng di động, chính thức công bố Báo cáo Xu hướng Ứng dụng Di động 2021: khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với nội dung tập trung phân tích thị trường ứng dụng di động tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) – khu vực có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cụ thể, báo cáo sẽ đưa ra các số liệu dẫn chứng về tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường này, khi ngày càng nhiều người tại APAC sử dụng ứng dụng di động để quản lý công việc và giải trí.
Số lượt cài đặt tại APAC trong năm 2020 đạt mức tăng 31% trên tất cả ngành so với cùng kỳ năm trước và đang tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2021 ở mức 4%. Số phiên truy cập cũng có bước nhảy vọt vào năm 2020 khi tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn là do người dùng sử dụng di động nhiều hơn trong các đợt phong tỏa. Vì vậy, nếu so với 2020, thì tốc độ tăng trưởng của số phiên truy cập tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thật sự ấn tượng:
“Mặc dù tổng số phiên truy cập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ tăng 1% trong 6 tháng đầu năm 2021, nhưng tỷ lệ này đang dần lấy lại đà tăng và đã gần chạm đỉnh quý 1 năm 2020,” theo bà April Tayson – Phó Chủ tịch Adjust khu vực INSEA. “Điều này cho thấy các ứng dụng vẫn làm tốt trong việc giữ chân người dùng từ các đợt phong tỏa và tiếp tục thu hút thêm người dùng mới”.
Số lượt cài đặt và phiên truy cập tăng vọt ở các quốc gia trong khu vực vào năm 2020 và tiếp tục tăng vào năm 2021
Dựa trên số liệu mà Adjust thu thập được từ 910 ứng dụng hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, cụ thể là từ Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam, kết quả phân tích cho thấy:
Tính đến nửa đầu năm 2021, Singapore và Việt Nam cũng có mức tăng trưởng số lượt cài đặt ấn tượng — lần lượt là 49% và 43%, so với mức 2% và 27% vào năm 2020.
Số phiên truy cập ở Singapore đã tăng 34% trong năm nay so với mức tăng 1% vào năm 2020.
Việt Nam – quốc gia duy nhất có số phiên truy cập giảm vào năm 2020 (9%) — cũng đang đạt mức tăng trưởng 12% vào năm 2021.
Ngoài ra, báo cáo còn phân tích tốc độ tăng trưởng ở ba phân khúc ứng dụng: game (hypercasual và non-hypercasual), fintech và thương mại điện tử ở châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2020 và đà tăng trưởng của nhóm này trong năm 2021. Game hypercasual đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các phân khúc, với số lượt cài đặt tăng 66% vào năm 2020 và 49% vào năm 2021. Fintech chiếm vị trí thứ hai (36% và 18%), tiếp theo là thương mại điện tử (27% và 8%) và game non-hypercasual (23% và 4%).
Các con số đáng lưu ý khi so sánh các phân khúc theo từng quốc gia:
Game đạt mức tăng trưởng ấn tượng ở châu Á – Thái Bình Dương
- Tổng quan ngành game:
- Việt Nam là thị trường dẫn đầu trong năm 2020, với số lượt cài đặt tăng 37%, theo sau là Indonesia (34%) và Ấn Độ (33%).
- Trong nửa đầu năm 2021, Singapore (80%), Việt Nam (51%) và Nhật Bản (41%) dẫn đầu về số lượt cài đặt.
- Đối với riêng game hypercasual:
- Singapore có mức tăng trưởng số lượt cài đặt qua từng năm cao nhất (112%) vào năm 2020, tiếp theo là Indonesia (101%) và Thái Lan (74%).
- Năm 2021, số phiên vẫn tăng tốt tại tất cả quốc gia, nổi bật nhất là tại Thái Lan (22%) và Singapore (21%).
- Đối với riêng game non-hypercasual
- Nhật Bản và Indonesia là hai thị trường dẫn đầu về số phiên truy cập trong năm 2020, tăng lần lượt 42% và 26%.
- Trong nửa đầu năm 2021, Singapore và Việt Nam đứng đầu về phiên truy cập game non-hypercasual: Singapore đạt mức tăng 151% so với cùng kỳ năm trước, theo sau là Việt Nam với 62%
Fintech tại châu Á Thái Bình Dương cũng chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ vào năm 2020, khi người dùng ngày càng ưa chuộng các ứng dụng ngân hàng và thanh toán. Đà tăng này tiếp tục rõ nét trong năm 2021.
Thái Lan và Việt Nam đang thống trị về số lượt cài đặt ứng dụng fintech, với mức tăng tương ứng là 100% và 97%, tiếp theo là Singapore với 72%.
Singapore và Việt Nam là hai thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc về số phiên truy cập trong năm 2021, với mức tương ứng là 188% và 136%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng thời gian sử dụng ứng dụng, số phiên truy cập mỗi ngày và thời lượng mỗi phiên đều tăng lên. Điều này thể hiện qua việc tỷ lệ duy trì ổn định trong suốt năm qua, bất chấp những tác động của đại dịch. Trong quý 4, tỷ lệ duy trì trung bình vào ngày thứ 30 là 5,68%.
iOS 14.5+ ra đời đã buộc toàn ngành thay đổi hướng tăng trưởng người dùng UA, và Android 12 cũng đang nối gót với các quy định mới. Trước bối cảnh này, hai mục tiêu bao gồm thử nghiệm A/B và hiểu trọn vẹn người dùng càng được đẩy lên hàng đầu. Bộ phận marketing và bộ phận phát triển có thể khai thác các điểm dữ liệu này để hiểu được mong đợi của người dùng đối với ứng dụng và cải thiện trải nghiệm in-app, từ đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng tải báo cáo tại đây.