Báo cáo mới cho thấy các thị trường mới nổi đang tiếp tục chậm trễ áp dụng các chính sách tạo thuận lợi cho điện toán đám mây, dẫn đến cản trở tăng trưởng

 Việt Nam chưa cải thiện thứ hạng Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu

BSA – Liên minh Phần mềm hôm 8/3 đã công bố Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu 2018, một nghiên cứu đầu ngành về đánh giá chính sách điện toán đám mây trên toàn cầu. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 24 trên tổng số 24 nền kinh tế hàng đầu về CNTT, tức là vẫn đứng chót bảng kể từ khi công bố Thẻ điểm lần trước, một dấu hiệu cho thấy môi trường pháp lý, thể chế về điện toán đám mây của Việt Nam đang hạn chế đổi mới, sáng tạo về điện toán đám mây.

Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu BSA 2018 – phiên bản mới nhất của nghiên cứu duy nhất hiện nay về xếp hạng mức độ sẵn sàng của các quốc gia trong việc chấp nhận và phát triển các dịch vụ điện toán đám mây – sử dụng một phương pháp mới để phản ánh chính xác hơn về những chính sách giúp điện toán đám mây đạt được sự tăng trưởng gấp bội trong 5 năm qua, trong đó chú trọng hơn vào luật định của các quốc gia về bảo vệ bí mật và an ninh mạng cũng như hạ tầng băng rộng.

Việt Nam chưa cải thiện thứ hạng Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu

Năm 2018, phần lớn các nước đều tiếp tục có sự tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một số thị trường đang bị tụt lại phía sau. Đức là nước có điểm số cao nhất trên Thẻ điểm – nhờ áp dụng các chính sách quốc gia về an ninh mạng và khuyến khích tự do thương mại – tiếp đến là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đứng ở phía cuối bảng xếp hạng là một số ít những nước chưa theo kịp trào lưu quốc tế này, gồm Nga, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.

Việt Nam chưa cải thiện thứ hạng Thẻ điểm Điện toán đám mây Toàn cầu

Dưới đây là một số kết quả chính:

  • Chính sách cải tiến về bảo mật, an ninh mạng khiến các quốc gia hàng đầu tiến xa hơn những thị trường trì trệ. Các quốc gia trên thế giới tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế bảo vệ dữ liệu của mình, chủ yếu theo hướng tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của các luồng dữ liệu xuyên biên giới. Tuy nhiên, một số nước vẫn chưa có luật pháp đầy đủ về bảo vệ quyền riêng tư.
  • Các thị trường mới nổi tiếp tục đi sau trong việc áp dụng các chính sách tạo thuận lợi cho điện toán đám mây, dẫn đến cản trở tăng trưởng. Ví dụ, những nước này có những quy định tạo ra rào cản đáng kể đối với các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, quy định về nội địa hóa dữ liệu, thiếu cơ chế bảo đảm an ninh mạng.
  • Việc đi chệch quỹ đạo của những cơ chế và thay đổi trong các hiệp định quốc tế được áp dụng rộng rãi đang kìm hãm một số thị trường lớn. Các tiêu chuẩn, quy trình chứng nhận, kiểm định được quốc tế chấp nhận góp phần cải thiện môi trường an ninh về điện toán đám mây, tuy vậy, không phải quốc gia nào cũng công nhận những tập quán tối ưu này là phù hợp với tiêu chuẩn của nước mình.
  • Số ít những nước đi theo chính sách đòi hỏi nội địa hóa này đang phải trả giá đắt. Quy định về nội địa hóa dữ liệu là một rào cản đối với điện toán đám mây, gây ra những ảnh hưởng tài chính tiêu cực đối với thị trường trong nước.
  • Tăng cường chú trọng vào sự sẵn sàng về CNTT và triển khai dịch vụ băng rộng đem lại những kết quả đáng kể. Để các quốc gia, doanh nghiệp tận dụng được lợi ích của điện toán đám mây để tăng trưởng đòi hỏi phải tiếp cận được một mạng lưới mạnh. Dù hầu hết các nước đang tiếp tục có những biện pháp cải thiện khả năng tiếp cận băng rộng nhưng hiệu quả thực tế vẫn rất chênh lệch.

Bằng cách đánh giá khung pháp lý, thể chế của 24 quốc gia, Thẻ điểm muốn tạo diễn đàn để thảo luận giữa các cấp hoạch định chính sách và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Từ quá trình đối thoại này mà có xây dựng được một cơ chế quốc tế hài hòa về luật định nhằm tạo thuận lợi cho điện toán đám mây.

Góc quảng cáo