Bài viết này hướng dẫn cách vệ sinh, khử trùng điện thoại đúng cách và nhanh chóng, đồng thời giới thiệu những công cụ chuyên dụng giúp bạn làm sạch thiết bị dễ dàng hơn.

Ngày nay, điện thoại là “vật bất ly thân” với hầu hết chúng ta. Bạn sử dụng điện thoại cả ngày, đôi khi tiện tay đặt máy xuống bất cứ đâu như bàn, ghế, bệ rửa tay, nhà vệ sinh… hoặc nhét trong túi quần đẫm mồ hôi. Vì vậy, chúng rất dễ bám bẩn và chứa đầy vi khuẩn, nhưng liệu bạn đã biết cách vệ sinh và khử trùng điện thoại đúng cách chưa?

Những công cụ không nên dùng khi vệ sinh điện thoại

Nhiều người thường nhầm tưởng khăn lau khử trùng Lysol hoặc Clorox có thể vệ sinh điện thoại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế bạn không nên sử dụng chúng để lau màn hình điện thoại và cả mặt sau bằng kính (nếu có) vì những chất tẩy, cồn và hóa chất khử trùng nồng độ cao có thể ăn mòn lớp phủ oleophobic.

Đây là một màn mỏng phủ trên kính, có công dụng bảo vệ màn hình và chống bám dấu vân tay. Nếu lớp phủ oleophobic trên điện thoại đã mòn theo thời gian thì bạn có thể lau chùi bằng loại khăn lau này một cách cẩn thận như bình thường, tránh để hóa chất từ khăn thấm vào cổng sạc, microphone… Lưu ý rằng bạn nên để thiết bị khô hẳn trước khi gắn ốp lưng rồi mới tiếp tục sử dụng. Nếu những loại hóa chất trong khăn lau thấm vào điện thoại sẽ làm hỏng cảm biến nước. Trong trường hợp này bạn sẽ không được bảo hành nếu máy bị hỏng bất thường.

Mặt khác, máy nén khí khá hữu ích khi cần thổi bụi khỏi những ngóc ngách khó lau tới. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng, vì áp suất khí nén có thể làm hỏng jack cắm tai nghe và gây ra một số vụ nổ làm hỏng những bộ phận khác.

Cách vệ sinh điện thoại

Vệ sinh và khử trùng điện thoại đúng cách

1. Tháo ốp lưng ra khỏi máy. Nếu ốp lưng được làm bằng những vật liệu an toàn như TPU / silicone và nhựa cứng, hãy cho vào vào nước ấm và để khô tự nhiên. Lưu ý: nếu ốp lưng được làm bằng da hoặc những chất liệu cao cấp, hãy tìm chất tẩy rửa dành riêng cho vật liệu đó. Thông thường, nhà sản xuất ốp lưng sẽ có hướng dẫn làm sạch trên trang web của công ty hoặc trong vỏ hộp.

2. Sử dụng tăm bông hoặc dụng cụ chuyên dụng trong Bộ kit vệ sinh điện thoại để lau giắc cắm tai nghe, loa và cổng sạc. Lưu ý, cẩn thận khi lau cổng USB-C/ Lightning sao cho không bị vướng lại những sợi bông bên trong cổng.

3. Sử dụng khăn lau chuyên dụng như của Zeiss để lau màn hình và thân điện thoại. Tuy loại khăn này không có chất tẩy mạnh như Lysol hoặc Clorox, nhưng vẫn đủ khả năng loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên thiết bị. Sau khi lau bằng khăn, có thể dùng một miếng vải sợi mảnh lau lại màn hình để loại bỏ các vệt còn sót lại.

Nếu không thường xuyên sử dụng cổng tai nghe, hoặc phải làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên mua phích cắm cản bụi để bảo vệ cổng sạc, cổng tai nghe… Ngoài ra, để hạn chế những vệt bẩn trên màn hình và vỏ điện thoại, bạn nên rửa tay hoặc lau bằng dung dịch vệ sinh tay để giảm mồ hôi, nhờn và bụi bẩn.

Cách khử trùng điện thoại

Vệ sinh và khử trùng điện thoại đúng cách

Có nhiều giải pháp khử trùng điện thoại, ví dụ pha loãng dung dịch isopropyl alcohol. Tuy nhiên, để tránh cồn ăn mòn lớp phủ oleophobic, bạn có thể chọn phương pháp khử bằng đèn UV. Tia cực tím có thể khử trùng điện thoại trong vài phút.

Trên thị trường có nhiều phiên bản máy khử trùng điện thoại. Về cơ bản, thiết bị có kích thước bằng một quyển sách, có đèn UV ở phần nắp và đế giúp diệt khuẩn khi bạn đặt điện thoại vào trong và chiếu đèn. Bạn cần lưu ý kích thước của điện thoại để mua máy khử trùng phù hợp.

Có thể khử trùng cùng lúc ốp lưng và máy hoặc tách riêng ra đều được. Nếu thường xuyên sử dụng điện thoại ở ngoài trời hoặc phải làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, bạn nên cân nhắc mua máy và khử trùng điện thoại ít nhất 1 lần/tuần. Tất nhiên, bạn cũng có thể khử trùng những thiết bị nhỏ như chìa khóa nhà…

Góc quảng cáo