Ở thời kỳ phát triển đầu tiên, hầu như tất cả các những chiếc điện thoại đều có lớp vỏ bằng nhựa. Nhưng ngày nay, những chiếc smartphone trên thị trường được sản xuất với nhiều chất liệu hơn như kim loại, kính, nhựa và cả da, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm của riêng nó.

Smarthpone có thân kim loại

Kim loại được sử dụng rộng rãi trên thị trường smartphone cách đây vài năm, chất liệu yêu thích của HTC. Các nhà sản xuất khác cũng thường sử dụng kim loại nhưng chất liệu này được kết hợp trên các viền benzel với mặt trước và mặt sau làm từ kính và nhựa.

Ưu nhược điểm của các loại chất liệu vỏ smartphone

Ưu điểm

– Bề ngoài: một trong những lý do quan trọng nhất khiến mọi người thích những thiết bị bằng kim loại đó là chúng trông rất đẹp và chắc tay. Nhôm và magiê là hai chất liệu thường được sử dụng trong các smartphone vì chúng dễ uốn và giúp nhà sản xuất thoải mái thể hiện ý tưởng.

– Khả năng tản nhiệt tốt: một lý do nữa khiến kim loại trở thành vật liệu được ưa chuộng đó là nó tản nhiệt tốt hơn nhựa. Với những chiếc điện thoại sở hữu bộ vi xử lý dễ nóng thì kim loại là sự lựa chọn tốt nhất để tản nhiệt nhanh.

Nhược điểm

– Tản nhiệt: Đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của một thiết bị làm từ kim loại. Nếu vi xử lý của nó bị quá nóng, thiết bị cũng sẽ nóng lên và có thể nóng đến mức bạn không thể chạm vào. Một số trường hợp hiếm xảy ra đó là điện thoại của bạn có thể nóng đến mức bỏng tay.

– Hiện rõ các vết xước: Điểm mạnh của một chiếc điện thoại vỏ nhựa đó là nó có thể che các vết xước khá tốt nhưng kim loại thì không. Một số thiết bị hiện nay còn được xử lý qua quy trình anode hóa để đem lại nhiều màu sắc, nhưng nếu bị xước màu sắc thật của chất liệu sẽ lộ ra.

Smartphone có mặt lưng kính

Ưu nhược điểm của các loại chất liệu vỏ smartphone

Một vài siêu phẩm hiện nay được trang bị kính cường lực Gorilla Glass để bảo vệ màn hình và thậm chí một số nhà sản xuất còn sử dụng loại kính này cho các cạnh xung quanh thiết bị. Nhìn chung những thiết bị sản xuất từ chất liệu này tương đối bền.

Ưu điểm

– Gorilla Glass: Kính Gorilla Glass được thiết kế với khả năng chống chịu tốt và bảo vệ thiết bị khỏi những cú va chạm hoặc vết xước. Kính Gorilla Glass đã được sử dụng trên hơn ba tỷ smartphone và chắc chắn ưu điểm của nó chính là lý do cho sự phổ biến này.

– Dễ sản xuất: Một số nhà sản xuất như Apple đã đầu tư tiền và thời gian vào các chất liệu khác như sapphire nhằm thay thế kính nhưng kính có một ưu điểm quan trọng là có thể được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, giúp giảm chi phí sản xuất.

Nhược điểm

– Dễ vỡ: Nhược điểm hiển nhiên nhất của chất liệu này là nó dễ vỡ. Đương nhiên nhựa và kim loại cũng có thể vỡ và kính cường lực Gorilla Glass có khả năng bảo vệ khá tốt, nhưng đã là kính thì hoàn toàn có thể vỡ khi bạn chẳng may đánh rơi nó.

– Khó thiết kế: So với hai chất liệu là nhựa và kim loại, việc sử dụng kính khiến các mẫu thiết kế sản phẩm bị hạn chế. Phần lớn các thiết bị phủ kính phải phẳng, trong khi phần lưng cong hay màn hình cong đang là “mốt” của hầu hết các thiết bị chủ đạo trên thị trường.

Smartphone dùng chất liệu nhựa

Nhựa là chất liệu dễ gặp nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên các smartphone. Trong đó nhựa và polycarbonate là hai chất liệu phù hợp nhất để sản xuất smartphone.

Ưu nhược điểm của các loại chất liệu vỏ smartphone

Ưu điểm

– Không bao giờ ảnh hưởng đến sóng: Vấn đề lớn nhất với các thiết bị bằng kim loại và kính đó là nó làm ảnh hưởng đến phần ăng-ten bên trong thiết bị và có thể gây ra các vấn đề về sóng cũng như chất lượng cuộc thoại. Thế nhưng những sản phẩm sử dụng chất liệu polycarbonate không bao giờ gặp phải những vấn đề này bởi nhà sản xuất có thể đặt những chiếc ăng-ten ngay bên trong thiết bị.

– Giá thành thấp: Polycarbonate có giá rẻ hơn rất nhiều so với hai vật liệu trên, và bởi thị trường smartphone ngày càng bão hòa nên các nhà sản xuất phải tìm mọi cách để cắt giảm giá thành nhằm cạnh tranh. Vậy nên nhựa sẽ là một lựa chọn được ưu tiên.

Nhược điểm

– Bề ngoài: Hầu hết các smartphone bằng nhựa đều khiến người dùng có cảm giác không cao cấp hay thậm chí rẻ tiền. Việc những sản phẩm smartphone chủ đạo chuyển từ chất liệu nhựa sang kim loại và kính cũng đủ để chứng minh điều này.

– Khả năng tản nhiệt: Polycarbonate hay nhựa nói chung là một chất dẫn nhiệt kém. Điều đó có nghĩa là nếu mọi thứ đều như nhau, một chiếc smartphone vỏ nhựa sẽ xử lý chậm hơn khi chạy các tác vụ nặng như chơi game so với một smartphone bằng kính hay kim loại.

Smartphone có vỏ lưng phủ da

Da thật hiếm khi được sử dụng trên các smartphone nhưng một số nhà sản xuất đã sử dụng các chất liệu giả da để phủ lên mặt lưng của các smartphone giúp tạo nên sự mới mẻ trong thiết kế. Da được chủ yếu sử dụng làm phần trang trí hơn là phần chính của các smartphone.

Ưu nhược điểm của các loại chất liệu vỏ smartphone


Thị trường smartphone ngày càng trở nên bão hòa, vì thế các nhà sản xuất đang cố gắng hướng đến những chất liệu mới nhằm tạo nên sự khác biệt cho các sản phẩm của mình. Mỗi chất liệu có ưu và nhược điểm khác nhau. Ví dụ như các smartphone làm từ kính và kim loại thường có phần pin không thể tháo rời trong khi các smartphone bằng nhựa thì không như vậy.

Vậy chất liệu nào phù hợp với bạn? Điều này tùy thuộc vào yêu cầu của bạn về một chiếc smartphone. Nếu bạn cần một chiếc điện thoại có phần pin tháo rời được, hãy tìm những sản phẩm bằng nhựa.

Nếu bạn muốn các sản phẩm bền, có khả năng chống xước, kính là một lựa chọn chuẩn xác. Nếu bạn ưa thích những chiếc smartphone trông đẹp, trang trọng và có hiệu năng tốt, kim loại chắc chắn là lựa chọn được đề xuất.

Góc quảng cáo