Cắm được 2 chiều, dòng điện lớn hơn, tốc độ truyền tải nhanh hơn. USB-C đang dần đẩy Micro-USB vào quá khứ.

Đã đến lúc USB-C thay thế Micro-USB

Từ những chiếc điện thoại cục gạch cho đến những smartphone đời mới, chúng ta đã chứng kiến sự tiến hoá của chuẩn kết nối giữa thiết bị di động với máy tính. Từ các chuẩn jack sạc thông thường cho đến ngày nay đã được quy tất cả gần như một vài đầu mối đơn giản và phổ biến.

Có thể nói trong vòng 5 năm trở lại đây, micro-USB đã dần dần đẩy mini-USB trở vào quá khứ. Nhưng có lẽ hiện đã đến lúc micro-USB sẽ sớm nối gót, khi mà chuẩn USB-C đang cho thấy những điểm ưu việt hơn.

Từ Mini-USB đến Micro-USB

Chuẩn Mini-USB xuất hiện từ tháng 4/2000 cùng chuẩn USB 2.0 với sứ mệnh thống nhất các chuẩn kết nối cổ xưa để giúp kết nối thiết bị vào nguồn sạc và máy tính một cách dễ dàng hơn.

Đã đến lúc USB-C thay thế Micro-USB

Tuy vậy, chuẩn đầu kết nối Mini-USB đã sớm dừng hỗ trợ sản xuất từ tháng 5/2007, dù rằng từ đó đến này khá nhiều smartphone, PDA đến thiết bị điện tử khác vẫn trang bị cổng kết nối này

Các đầu nối tiêu chuẩn được thiết kế chắc chắn hơn nhiều đầu nối trước đây. Điều này là do chuẩn USB dùng cắm nhanh, đồng thời các đầu nối được sử dụng thường xuyên hơn và ít được chăm sóc hơn so với các chuẩn trước đây. Chính vì vậy, chuẩn mini-USB được cho là có thể tháo lắp vào đến hơn 5.000 lần mới hỏng.

Micro-USB ra đời vào tháng 1/2007 với tiêu chuẩn tương tự, nhưng lại dầy chỉ bằng một nửa Mini-USB, phù hợp với yêu cầu cho các thiết bị di động với xu hướng ngày càng mỏng. Chuẩn Micro này cho phép tháo lắp nóng lên đến 10.000 lần.

USB-C đến, có thể sớm thay cả USB

Chuẩn USB-C được giới thiệu vào tháng 8/2014, được định nghĩa là một đầu kết nối nhỏ và hỗ trợ đảo ngược đầu cắm, điều mà những tiêu chuẩn trước đây đã không thể nào làm được. Đầu kết nối USB-C nằm ở cả máy chủ và thiết bị, thay thế các đầu nối Type-A và B và kết nối với nhau bằng sợi cáp USB-C.

Các thiết bị USB-C cũng hỗ trợ dòng điện từ 1,5 đến 3 A với điện thế 5 V, điểm nổi trội là các thiết bị có hiệu chỉnh nhận dòng USB tăng lên thông qua cấu hình hoặc có thể hỗ trợ Power Delivery đối với thiết bị cần dòng lớn. Ở phiên bản Power Delivery 2.0, chuẩn USB-C có thể đưa dòng điện 20V với điện thế 5A, cho công suất lên đến 100W. Tốc độ truyền tải dữ liệu qua chuẩn kết nối mới là 10Gbps. Tốc độ này nếu so với Thunderbolt 3 (dùng cùng chuẩn USB-C) thì vẫn kém hơn khá nhiều (40Gbps)

Gần đây, thế hệ các củ sạc và cáp sạc chuẩn USB-C cũng đang được bán ra thị trường ngày càng lớn. Thay vì các cổng USB như thông thường, các củ sạc mới chỉ hỗ trợ duy nhất chuẩn USB-C. Mình có dùng thử qua củ sạc USB-C và sợi cáp chuyển USB-C sang chuẩn Lightning để sạc cho iPhone và thấy khá tiện dụng, sợi cáp cũng khá dài (khoảng 2m). Ưu điểm của loại này là sạc khá nhanh. Mình thử với cục pin Energizer 20.000mAh (UE20015CQ) cũng cho hiệu quả sạc khá tốt, giúp iPhone hồi pin lại trong thời gian khá ngắn.

Nếu quan tâm, bạn có thể mua về dùng ở địa chỉ này: https://www.choetech.com/product/usb-cable/, dùng voucher CT36CBEY để được giảm 3 USD cho đơn hàng nhe.

Góc quảng cáo