Apple đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Ukraine khi đánh dấu bán đảo Crimea là một phần của Nga trong ứng dụng Bản đồ (Maps) và Thời tiết (Weather) của hãng.

Ukraine phẫn nộ khi Apple hiển thị Crimea là một phần của Nga

Các phóng viên CNN tại Nga đã xác nhận ứng dụng Bản đồ (Maps) và Thời tiết (Weather) của Apple đã liệt thành phố Sevastopol ở bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của nước Nga. Apple Maps hiển thị biên giới giữa phần còn lại của Ukraine và Crimea, và không có biên giới giữa Nga và Crimea tại Eo biển Kerch.

Ukraine phẫn nộ khi Apple hiển thị Crimea là một phần của Nga

Vấn đề ở đây là Apple chỉ hiển thị Crimea thuộc Nga trên lãnh thổ nước Nga, ở những nơi khác trên thế giới thì Crimea vẫn là một bán đảo riêng biệt, không thuộc bất kỳ nước nào.

Sự thay đổi này bắt nguồn từ việc Tổng thống Putin tuyên bố sáp nhập bán đảo này vào Nga năm 2014, bất chấp sự chỉ trích của Mỹ và nhiều nước phương Tây.

Theo BBC News, chính phủ Nga đã gây áp lực lên Apple trong nhiều tháng liền, buộc hãng công nghệ Mỹ tuân thủ luật pháp của chính quyền Moscow, đồng thời đặt ra những quy định mới về việc gắn thẻ và sử dụng tên của các vị trí địa lý.

“Crimea và Sevastopol hiện đã xuất hiện trên các ứng dụng của Apple như một phần lãnh thổ nước Nga”, Hạ viện Nga tuyên bố trên trang web chính thức, đồng thời khẳng định những thông tin hiển thị trước đó không chính xác.

Ngay sau đó, các quan chức Ukraine đã tỏ ra rất phẫn nộ về hành động của Apple. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine – Vadym Prystaiko – cho rằng hãng công nghệ Mỹ chỉ nên tập trung vào công nghệ cao và thị trường giải trí vì “chính trị toàn cầu không phải thế mạnh của Apple”.

“Để tôi lấy ví dụ về những điều khoản của Apple. Hãy tưởng tượng nếu những thiết kế, ý tưởng sản phẩm mà các bạn phải nỗ lực trong nhiều năm mới có được bỗng bị đánh cắp bởi kẻ thù tồi tệ nhất. Lúc đó các bạn sẽ hiểu cảm giác của chúng tôi khi bị gọi Crimea là lãnh thổ nước Nga”, ông viết trên Twitter.

Ukraine phẫn nộ khi Apple hiển thị Crimea là một phần của Nga

Tuy nhiên, Apple không phải công ty duy nhất tuân thủ yêu cầu của Nga. Khi xem Google Maps ở Nga, người dùng cũng thấy một đường biên giới giữa Crimea và Ukraine. Ở ngoài nước Nga, ứng dụng chỉ hiển thị một đường gạch chấm đánh dấu biên giới, thay vì đường liền màu đem ngăn cách giữa các nước.

“Chúng tôi đã hết sức nỗ lực để mô tả khách quan các khu vực đang tranh chấp theo từng phiên bản ứng dụng địa phương. Google tuân thủ luật pháp các nước khi hiển thị tên và đường biên giới”, đại diện Google cho biết.

Đây không phải lần đầu Apple bị chỉ trích vì chấp nhận yêu cầu sai trái của chính phủ để tiếp tục hoạt động kinh doanh tại những thị trường lớn. Tháng trước, hãng đã phải đối mặt với làn sóng phần nộ từ cộng đồng khi loại bỏ biểu tượng cảm xúc (emoji) cờ Đài Loan khỏi bàn phím iOS Hồng Kông.

Góc quảng cáo