Chúng ta đang rất hào hứng với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), nhờ những sản phẩm tuyệt vời của các hãng nổi tiếng như Google, Facebook, Microsoft và Amazon, cùng với đó là những lời giới thiệu khoa trương và các quảng cáo rầm rộ. Nhưng với tương lai của công nghệ AI, chúng ta sẽ tiếp tục yêu thích hay lo sợ về nó?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Ở một vài khía cạnh nhất định, sự phát triển của công nghệ AI báo hiệu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã bắt đầu. Chiến thắng của AlphaGo trước các kỳ thủ cờ vây hàng đầu thế giới là “bước tiến phi thường” của công nghệ AI để đạt được những thành tựu to lớn hơn.

Không những thế, tại sự kiện WWDC 2017 của Apple, Craig Federighi, người phụ trách mảng phần mềm, đã công bố ra mắt vi xử lý mới dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo ở cấp độ ML (machine learning) nhằm thu hút các lập trình viên viết ứng dụng với AI, các bộ API nhằm tăng khả năng ứng dụng của vi xử lý này (như nhận diện khuôn mặt và nhận diện ngôn ngữ trong các sản phẩm tương lai của Apple).

Để làm sáng tỏ hơn về công nghệ AI, chúng ta cần biết rằng AI không phải là một dạng của khoa học viễn tưởng – mặc dù, ngày nay, Skynet có thể đang tồn tại, nhưng không giống với nó trong loạt phim “Kẻ hủy diệt”, hay trong bộ phim 2001: A Space Odyssey, thật may mắn cho tất cả chúng ta.

Những gì chúng ta đang có là công nghệ ML và mạng kết nối dạng hệ thần kinh có thể được “đào tạo” với kho dữ liệu khổng lồ để nhận diện các khuôn mẫu và chỉ ra các mối quan hệ trong một vùng nhất định, nhưng những hệ thống này hầu hết luôn hoạt động kết hợp với các hoạt động của con người, hơn là hoạt động độc lập. Một robot với công nghệ AI mang phong cách Hollywood hoàn hảo có thể có được bất kỳ trải nghiệm nào của con người, nhưng thực tế, còn rất nhiều thứ đang trong giai đoạn phát triển và nâng cấp theo thời gian.

Và đây là một số khu vực/ lĩnh vực mà công nghệ AI đang tác động đến chúng ta:

Cảnh sát địa phương

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Bộ phim khoa học viễn tưởng Minority Report đã đưa ra viễn cảnh về công nghệ dự báo hành vi tội phạm trong tương lai, và các công nghệ khác. Nhờ đó, lực lượng cảnh sát tại Durham, Anh quốc, đã đi trước một bước nhờ vào những hình ảnh từ tương lai để thực thi pháp luật và ngăn chặn tội ác xảy ra. Công cụ đó được gọi là HART, một công cụ đánh giá rủi ro và các nguy cơ.

Hệ thống AI này sử dụng dữ liệu từ sở cảnh sát Durham để đánh giá mức độ phạm tội có thể xảy ra của nghi phạm ở mức thấp, trung bình hay cao. Trong giai đoạn thử nghiệm, công cụ này đã đạt độ chính xác rất cao trong hầu hết các trường hợp.

Và ngay lúc này, Đại học Middlesex, Anh quốc cũng đang phối hợp với lực lượng cảnh sát để vận hành thử nghiệm một hệ thống được gọi là VALCRI, được phát triển để trợ giúp một phần công việc xử lý dữ liệu của một chuyên gia phân tích các vụ án.

VALCRI sử dụng dữ liệu từ hàng triệu báo cáo của cảnh sát, các cuộc thẩm vấn, các hình ảnh, video để tìm ra các mối liên quan giữa các vụ án, hiển thị kết quả lên hai màn hình cảm ứng lớn để chuyên gia phân tích tương tác với hệ thống. Các chuyên gia hy vọng dự án VALCRI sẽ có tác động tích cực lên đời sống xã hội như tăng cường an ninh, nâng cao tiêu chuẩn sống…

Tiền bạc của chúng ta

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Con đường đi đến một hệ thống AI hoàn toàn tự động kiểm soát ví tiền của chúng ta tưởng chừng như rất dài. Nhưng thậm chí ngày nay, có rất nhiều hệ thống với công nghệ AI bán tự động đang hoạt động trên các thị trường mở.

Startup Sentient Technologies đã mất gần một thập kỷ để “đào tạo” một chương trình AI có khả năng thực hiện sàng lọc hàng triệu dữ liệu trên thị trường để đưa ra các dự báo quan trọng.

Dĩ nhiên, việc này không chỉ dành riêng cho các startup. Một trong những quỹ đầu cơ tài chính lớn nhất thế giới, Bridgewater, đã tuyển cựu trưởng dự án trí tuệ nhân tạo Watson của IBM vào năm 2012, và vào năm 2015 cả quỹ BlackRock và Two Sigma đã tuyển những kỹ sư hàng đầu của Google trong lĩnh vực này về làm việc. Trên thị trường tài chính, hiện đang có khoảng 1.360 quỹ đầu cơ hoạt động dựa trên các mô hình máy tính rất tinh vi để quản lý tài sản với tổng giá trị lên đến 197 tỷ USD.

Trở lại những năm 90, các mạng kết nối dạng hệ thần kinh vào thời gian này là tiền thân của các chương trình giao dịch hiện tại đang được thay thế bởi các máy móc tích hợp công nghệ AI mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc thay thế này đang là đề tài tranh luận gay gắt. Nhiều người lo ngại các vấn đề về đạo đức kinh doanh sẽ xảy ra làm rối loại thị trường, và thời điểm thay thế chưa phải là lúc này.

Ngay cả những người lạc quan nhất cũng lo lắng về những vấn đề phải đối mặt khi công nghệ giao dịch tự động xuất hiện. Và họ có lý do chính đáng để lo ngại. Một sự kiện đã xảy ra năm 2012, quỹ đầu tư Knight Capital đã phát hiện giá trị tài sản bị sụt giảm gần 440 triệu USD sau khi một chương trình giao dịch tự động đã hoạt động một cách mất kiểm soát.

Ngôi nhà của chúng ta

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Từ Echo của Amazon đến Google Home đến HomePod của Apple, thế hệ mới loa thông minh được chế tạo trên nền tảng công nghệ AI để xử lý lời nói và đưa ra câu trả lời thích hợp. Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, đã thách thức các đối thủ bằng những công bố về HomePod tại WWDC 2017.

Ông cho biết mặc dù có rất nhiều sản phẩm như vậy trên thị trường nhưng “chưa có sản phẩm nào đáng giá cả”. Không thể phủ nhận những sản phẩm này sẽ mở ra một thị trường tiềm năng toàn cầu, theo CIRP, một tổ chức nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, dự đoán hơn 8 triệu khách hàng sẽ mua Echo của Amazon tính từ tháng 1/2017; và đến cuối quí I/2017 đã có hơn 10.000 “kĩ năng” sẵn có để sử dụng cho trợ lý ảo Alexa được tích hợp trong Echo. Những thứ gọi là “kĩ năng” như vậy đang hấp dẫn người dùng.

Tuy nhiên, như những gì chúng ta biết, trợ lý ảo Alexa hay Siri vẫn chưa phải hoàn toàn đạt đến đỉnh cao của công nghệ AI. Chris Mitchell, giám đốc điều hành của công ty Audio Analytic, giải thích: “Mặc dù công nghệ này có thể chuyển lời nói thành dạng chuỗi văn bản và lựa chọn từ quan trọng để tìm kiếm, nhưng chúng còn rất nhiều “kĩ năng” phải “học hỏi” để đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Đó là một cách thú vị để người dùng tương tác với các sản phẩm này, và tương lai tươi sáng hơn đang còn phía trước. Khi nhìn lại nhiều năm trước đây chúng ta sẽ thấy điều này là sự khởi đầu cho nhiều điều sẽ xảy đến trong tương lai, đó sẽ là sản phẩm với công nghệ AI thực sự.

Hiện tại, chúng ta mới chỉ có được những sản phẩm ở thế hệ đầu tiên, có thể kết nối các thiết bị trong ngôi nhà và thực thi các tác vụ bằng câu lệnh của chúng ta. Tuy nhiên, tương sẽ là một ngôi nhà thông minh thực sự. Đó sẽ là giai đoạn mà các sản phẩm tích hợp công nghệ AI có nhận thức với bối cảnh thực tế thông qua các cảm nhận như con người, chẳng hạn, nghe và thực hiện các phản hồi với những gì đang xảy ra xung quanh vì lợi ích của người dùng”.

Máy tính ở công sở của chúng ta

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Nếu bạn đang làm việc ở một công ty lớn, thật may mắn là máy tính của bạn đang làm việc được bảo vệ ngầm bởi công nghệ AI.

Ngành công nghiệp an ninh mạng đã dành rất nhiều chi phí và thời gian cho công nghệ AI và ML (machine learning) trong những năm gần dây, và có nhiều công ty công bố đang sử dụng công nghệ này hàng ngày. Nhà phát triển phần mềm diệt virus Sophos gần đây đã mua lại công ty phần mềm Invincea với giá lên đến 120 triệu USD để tích hợp công nghệ AI và ML vào nền tảng của hãng, với dự định sẽ ngăn chặn các mối đe dọa từ lổ hổng Zero Day chưa được phát hiện trước đó.

An ninh mạng là mảnh đất đầy màu mỡ cho công nghệ ML, khi mà các mối đe dọa tiềm ẩn đang tăng lên nhanh chóng, vì vậy các công ty bắt đầu sử dụng các giải pháp tự động hóa trong sàng lọc và đưa ra các phân tích ban đầu trước khi yêu cầu sự can thiệp của con người.

Trình duyệt web của chúng ta

Trình duyệt web có sử dụng bộ máy tìm kiếm và mua hàng online là hai trong rất nhiều ví dụ thực tiễn hàng ngày về công nghệ AI và ML tác động đến các sản phẩm mà chúng ta mua và định hướng suy nghĩ của chúng ta. Và chúng cũng là điển hình rõ nét về ranh giới giữa con người và máy móc đang được phá bỏ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Đầu năm nay, để đáp lại những chỉ trích xung quanh những nội dung hận thù và chủ nghĩa cực đoan, Google đã triển khai một “đội quân” gồm 10.000 nhà thầu làm nhiệm vụ đánh giá chất lượng để kiểm tra các thuật toán trả kết quả của cỗ máy tìm kiếm khổng lồ của hãng đối với các nội dung “mang tính công kích và gây đau buồn”. Một ví dụ điển hình về chương trình họ đang làm là khi tìm kiếm cụm từ “cuộc tàn sát đẫm máu đã xảy ra phải không?”, kết quả trả về một liên kết đến diễn đàn ủng hộ cuộc tàn sát đẫm máu của những người cho là người da trắng là ưu việt Stormfront làm kết quả hàng đầu. Tuy nhiên, những nhà thầu đánh giá xếp hạng không trực tiếp tác động đến kết quả tìm kiếm, mà họ được thuê để “đào tạo” và đánh giá chất lượng hệ thống sử dụng công nghệ ML của hãng.

Rachel Jones, chuyên viên hoạch định chiến lược cấp cao của Hitachi Europe, đã bình luận: “AI và ML tác động đến chúng ta ngày nay trong mức độ tiêu dùng, chẳng hạn như trong các quảng cáo của Facebook và Google. Điều này có thể là không quan trọng, nhưng hãy nghĩ kĩ hơn cách mà chúng đã ảnh hưởng đến chính trị ở Mỹ và Anh quốc.”

“Nhìn vào tương lai, công nghệ AI và ML sẽ là một phần trong các cơ sở hạ tầng hàng ngày của chúng ta, giúp cải thiện dịch vụ, đưa ra khuyến nghị bảo trì đường sắt dựa trên các dự báo, đưa ra lịch trình du lịch khác nhau cho những hành khách có nhu cầu đi lại, cách mà chuỗi cung ứng hoạt động trong quy trình sản xuất, và cách mà năng lượng được phân phối và sử dụng.” .

Sức khỏe của chúng ta

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Các bác sĩ phẫu thuật có thể bị mất việc trong 37 năm nữa, không quá ngạc nhiên khi mà sức khỏe là chủ đề được quan tâm trong các nghiên cứu và phát triển công nghệ AI.

Ở nước Anh, một công ty với tên gọi Babylon Health đang hợp tác với NHS (Dịch vụ y tế quốc gia Anh) để thử nghiệm một ứng dụng tích hợp công nghệ AI cho đến tháng 7/2017. Người dùng có thể đưa các triệu chứng vào ứng dụng để nhận được một danh sách các khuyến nghị cần thực hiện dựa trên các dữ liệu kết hợp từ thuật toán xử lý, các chẩn đoán lâm sàng và quá trình phân tích dữ liệu. Thời gian để hoàn thành một tương tác ở mức độ nhẹ trên ứng dụng Babylon mất khoảng 12 phút, như thế vẫn tốt hơn là nghe nhạc chờ khi gọi đến tổng đài 112 của NHS.

Trong một báo cáo khác, một công ty có tên Medtronic đang sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo Watson của IBM để phát triển ứng dụng mà hãng này công bố là ứng dụng “có nhận thức” đầu tiên, Sugar.IQ, dành cho những người đang phải sống chung với căn bệnh tiểu đường. Ứng dụng có thể dự báo cụ thể các sự việc liên quan đến bệnh tiểu đường trước 3 hoặc 4 tiếng trước khi chúng xảy ra, với tỷ lệ chính xác từ 75% đến 86%, theo một nghiên cứu của F5 Network.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang kiểm soát chúng ta như thế nào?

Nhìn chung, công nghệ AI hoàn thiện đang cách chúng ta một tương lai rất xa, và điều đó thật may mắn, khi chúng ta còn thời gian có lẻ là đủ dài để chuẩn bị cho những tác động của công nghệ này vào cuộc sống. Và chúng ta nên chuẩn bị ngay từ bây giờ, vì biết đâu đấy công nghệ này sẽ có những bước tiến vượt bậc để hoàn thiện sớm hơn dự kiến của chúng ta.

Jason Alan Snyder, trưởng bộ phận công nghệ của Momentum Worldwide cho biết: “Vấn đề cần quan tâm đối với công nghệ AI là với trí thông minh siêu việt, nó sẽ làm những gì, nhưng, đặc biệt quan tâm đến trí thông minh sẽ đi ngược lại với lợi ích của chúng ta. Chỉ cần được kết nối internet, trí thông minh này có thể qua mặt thị trường tài chính, qua mặt các nhà nghiên cứu để phát minh nhiều thứ, vượt mặt những nhà lãnh đạo điều hành công việc, và chế tạo vũ khí mà chúng ta không thể kiểm soát được. Những AI siêu việt và có trong tay tài sản thậm chí sẽ trả công và điều khiển con người thực hiện các mệnh lệnh của nó một cách vô thức.”

“Điểm cuốn hút của các robot mang phong cách Hollywood là một phần trong câu chuyện viễn tưởng: máy móc không thể kiểm soát con người. Tuy nhiên, trí thông minh sẽ kích hoạt sự kiểm soát nếu chúng ta từ bỏ vị trí là sinh vật thông minh nhất trên hành tinh, đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ quyền kiểm soát.”

Có thể, có những người thể hiện quan điểm về nỗi sợ hãi tiềm ẩn robot sẽ kiểm soát con người cũng là điều hợp lý. Nhưng, con người cần tự cải thiện bản thân hơn nữa để không sợ hãi khi đối mặt với tương lai của công nghệ AI. Và cũng nên nhấn mạnh tính đạo đức trong việc phát triển và sở hữu công nghệ AI của các tổ chức vì lợi ích chung của con người.

Nguồn: VnReview

Góc quảng cáo