Tự tra cứu thông tin sức khỏe trên mạng Internet là một thói quen xấu, có thể làm tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Giữa nhiều luồng thông tin không chính thống tràn lan trên mạng Internet, làm cách nào để tìm được thông tin chính xác về triệu chứng bệnh của bạn?

Ví dụ, khi tra Google “Tại sao tôi bị đau ở phần xương sườn?” thì sẽ nhận được một số kết quả chẩn đoán như bị chèn ép dây thần kinh (có khả năng đúng) hoặc chảy máu trong (xác suất thấp, trừ khi bạn bị đâm).Tra cứu thông tin và triệu chứng bệnh trên Google như thế nào cho đúng?

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên tìm hiểu một số cách tự chăm sóc trong trường hợp bị cảm lạnh, đau nửa đầu hoặc những bệnh lành tính khác. Lúc này, thông tin trên mạng có thể giúp bạn nắm rõ tình trạng hiện tại của bản thân.

Tuy nhiên, hãy lưu ý những thông tin trên mạng có thể khiến bạn lầm tưởng cảm lạnh thông thường là bệnh do nhiễm khuẩn (thực tế đây là do một loại virus gây ra, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này), chứng đau nửa đầu có thể bị hiểu lầm là có khối u trong não hoặc phình động mạch, hoặc đau bụng quặn từng cơn là viêm ruột thừa.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy những thông tin tra cứu triệu chứng bệnh trên mạng Internet hầu như không chính xác. Vì vậy, trước khi bị đánh lừa bởi hàng tá triệu chứng bệnh, bạn nên tìm hiểu vì sao tìm kiếm thông tin sức khỏe trên Google lại gây nguy hiểm và làm cách nào tra cứu hiệu quả nhất.

Vì sao lại nên hạn chế tra Google về các triệu chứng bệnh?

Tra cứu thông tin và triệu chứng bệnh trên Google như thế nào cho đúng?Nhìn chung, tra cứu Google quá nhiều về tình trạng bệnh sẽ dễ xảy ra hai vấn đề: hoặc là bạn đánh giá quá cao triệu chứng của mình, khiến bản thân lo lắng bất an, dùng sai thuốc rồi tự điều trị sai cách; hoặc có thể bạn đánh giá quá thấp tình trạng, khiến bệnh tình trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn còn dễ rơi vào tình trạng liên tục lo lắng thái quá về sức khỏe, dẫn tới một loại bệnh lý khác được gọi là hypochondriasis (bệnh hoang tưởng). Dù bạn không bị hoang tưởng, việc tra cứu các triệu chứng và nguồn căn bệnh trên mạng Internet có thể khiến bạn có cảm giác thiếu an toàn, dễ rơi vào trạng thái lo âu không cần thiết (thuật ngữ gọi là “cyberchondria”).

Một số nghiên cứu cho thấy dù thông tin trên mạng Internet có thể giúp hầu hết chúng ta không cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên với những chứng bệnh nhẹ hoặc không bệnh, tuy nhiên nhiều người cảm thấy lo lắng và sợ hãi với những thông tin tìm thấy trên mạng.

Một trong những nguyên nhân khiến việc tra cứu triệu chứng bệnh không chính xác là do có quá nhiều thông tin trên mạng Internet. Tất nhiên, vẫn có tìm thấy những kiến thức y khoa chính xác trên mạng, nhưng phần lớn thì không. Bạn có thể tham khảo cách phân biệt thông tin tốt và xấu bằng những cách dưới đây.

Các tra cứu chính xác tình trạng sức khỏe trên mạng Internet

Tra cứu thông tin và triệu chứng bệnh trên Google như thế nào cho đúng?

Nếu bạn đang tìm kiếm về triệu chứng bệnh của mình, hãy loại bỏ những nội dung có vấn đề bằng những nguyên tắc sau:

1. Nếu bạn đọc từ các trang không chuyên môn:

– Hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc thông tin đó bằng cách xem bài viết có trích dẫn từ nghiên cứu lâm sàng hoặc có liên kết đến bài nghiên cứu gốc hay không. Ví dụ, nếu một bài báo viết rằng “ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm” thì trong đó buộc phải có đường dẫn đến bài nghiên cứu chính thống về vấn đề này.

– Hãy đọc báo cáo đầy đủ hoặc bản tóm tắt nghiên cứu lâm sàng đó để xem phần kết luận để xem kết quả nghiên cứu có thực sự ủng hộ việc “ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm” hay không.

– Những bài viết có trích dẫn từ chuyên gia hoặc được viết bởi chuyên gia về lĩnh vực đó (hoặc cả hai) thường đáng tin cậy. Ví dụ, bài viết “5 điều sẽ xảy ra với cơ thể khi cắt giảm tinh bột” sẽ được tin tưởng hơn khi có gồm thông tin trích dẫn từ một nghiên cứu khoa học hoặc được viết bởi chuyên gia dinh dưỡng.

– Nếu bài viết không có thông tin từ chuyên gia hoặc được viết bởi một người không chuyên về lĩnh vực này, bạn nên kiểm tra xem thông tin đó đã được chuyên gia y tế thẩm định chưa. Hiện nay, nhiều trang thông tin về sức khỏe có một hội đồng đánh giá gồm nhiều chuyên gia để đảm bảo nội dung được đăng tải là chính xác.

– Tìm hiểu chính sách biên tập về sức khỏe của trang tin. Hầu hết trang tin sức khỏe hiện này đều có những chính sách này trên trang web của họ và đây thực sự là một dấu hiệu tốt. Nghĩa là những trang tin này có quy trình biên tập nghiêm ngặt với những nội dung về sức khỏe và có trích dẫn nguồn hoặc ý kiến của các chuyên gia.

2. Nếu bạn đọc từ nguồn tin gốc

Nguồn tin gốc nghĩa là trang tin đầu tiên đăng tải nội dung hoặc sự kiện nào đó. Với những trang về sức khỏe và khoa học, nguồn tin gốc chính là các tài liệu liên quan đến nghiên cứu thực tiễn. Nói cách khác, các bài báo gốc thường được đăng trên tạp chí khoa học, ví dụ như The Journal of Neuroscience hay The Journal of Food Science and Technology. Trang tốt nhất để tìm các bài viết này là PubMed, lấy nguồn từ Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ.

Khi đọc những bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, hãy lưu ý:

– Tìm hiểu về tác giả và vấn đề xung đột lợi ích. Khi một nhà khoa học tham gia nghiên cứu hoặc viết một bài báo khoa học nào đó, họ phải khai rõ các mối quan hệ cá nhân cùng những xung đột lợi ích tiềm ẩn để đảm bảo không có thành kiến với bất cứ điều gì. Ví dụ: một bài báo về liệu pháp áp lạnh (crytherapy) được viết bởi một người có quan hệ với một doanh nghiệp kinh doanh liệu pháp này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích, kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy.

– Tìm thông tin về người điều hành trang và nguồn tài trợ. Tương tự như mối quan hệ và vấn đề xung đột lợi ích, thông tin về người vận hành trang và nguồn tài trợ đôi khi sẽ khiến bài viết có xu hướng thiên vị. Trên thực tế, nhiều công ty trong ngành y tế đã ủy thác và tài trợ cho các cuộc nghiên cứu để chứng minh sản phẩm của họ hiệu quả. Thực ra điều này hoàn toàn không có vấn đề, kết quả nghiên cứu chưa chắc đã sai, nhưng tất nhiên những nghiên cứu độc lập từ bên thứ ba sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn.

– Kiểm tra xem nghiên cứu có được trích dẫn lại trong những nghiên cứu khác không. Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành thường xuyên, và các nhà khoa học thường sử dụng kết quả nghiên cứu cũ làm nguồn bổ trợ cho những dự án mới. Không có vấn đề gì nếu một nghiên cứu không được trích dẫn, nhưng nếu được trích dẫn nhiều lần thì chắc chắn bài nghiên cứu đó có giá trị.

– Kiểm tra ngày tháng đăng bài viết. Ngành khoa học, đặc biệt là lĩnh vực dinh dưỡng và y khoa đang phát triển rất nhanh chóng. Vì vậy bạn nên tin vào những nghiên cứu không quá 10 năm tuổi, tốt nhất là không quá 5 năm.

Nếu có thể, vẫn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ

Ngay cả khi tìm hiểu kỹ về các triệu chứng bệnh mà bạn vẫn thấy mơ hồ, hãy đến phòng khám y tế hoặc bệnh viện bởi vì chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bạn. Nếu không sắp xếp được thời gian đến bệnh viện, bạn cũng có thể cân nhắc một số dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến để nhận lời khuyên từ người có chuyên môn.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo