Tòa án Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế thiết kế của công ty Shenzhen Baili vào tháng 5/2016.
[irp posts=”48760″ name=”Duan Yongping và câu chuyện Vivo, Oppo vượt qua Apple tại Trung Quốc”]Vụ kiện này liên quan đến thiết kế bên ngoài của iPhone 6 và 6 Plus. Shenzhen Baili tuyên bố iPhone 6 là một bản sao của smartphone 100C. Công ty này “hầu như không tồn tại” vào thời điểm đệ đơn kiện và mẫu smartphone 100C cũng không thể tìm thấy.
Ban đầu, Apple bị buộc phải ngừng bán iPhone 6 tại Trung Quốc nhưng công ty đã nhanh chóng nộp đơn kháng cáo và được phép bán lại cho đến khi tòa án xem xét lại. Rất may việc này không gây nhiều thiệt hại. Táo khuyết đã chuyển sang bán iPhone 7 khi vụ kiện bắt đầu phát sinh.
Sau phán quyết thứ sáu tuần trước, nhóm pháp lý của Shenzhen Baili đã lên kế hoạch kháng cáo. Đại diện của Apple không đưa ra bình luận.
Apple đã mất thị phần ở Trung Quốc trong nhiều năm qua bởi các nhà sản xuất thiết bị như Xiaomi và BBK Electronics (sở hữu thương hiệu Oppo và Vivo). Tuy nhiên, họ vẫn là công ty thu được nhiều lợi nhuận nhất trên thị trường. Theo báo cáo từ Motley Fool, năm 2016 Táo khuyết nắm giữ 79% lợi nhuận điện thoại thông minh toàn cầu trong khi chỉ sở hữu 14,5% thị phần.
Phán quyết mới nhất chỉ ra rằng các tòa án Trung Quốc không phải lúc nào cũng ưu tiên cho các doanh nghiệp nước nhà. Trước đó một phán quyết khác đã gây ra những lo ngại về tiền lệ bảo hộ.
Mùa xuân năm ngoái, tòa án cho phép hãng sản xuất hàng da Xintong Tiandi tiếp tục sản xuất túi mang nhãn hiệu “iphone” và “IPHONE” ở Trung Quốc. Xintong Tiandi đã đăng ký sử dụng thương hiệu này trong năm 2007, trong khi điện thoại thông minh của Apple bắt đầu bán ở nước này vào năm 2009. Apple đã không được công nhận thương hiệu đối với các sản phẩm da.
Theo: techcrunch