Mục lục bài viết
TikTok chính thức ra mắt Trung tâm An toàn Thương hiệu – nguồn tài nguyên thể hiện những nỗ lực của TikTok trong việc thực hiện cam kết trở thành một nền tảng giải trí, an toàn và đáng tin cậy cho cả người dùng và thương hiệu.
Trung tâm An toàn Thương hiệu sẽ cung cấp 6 mục nội dung chính, bao gồm:
- Sứ mệnh của TikTok
- Thông báo mới nhất
- Quan hệ đối tác và Chứng chỉ
- Tính minh bạch
- Những câu chuyện thành công
- Xem và Tìm hiểu thêm
Quá trình hình thành: Nhìn lại 2021
Trung tâm An toàn Thương hiệu ghi nhận những bước tiến gần đây của TikTok nhằm xây dựng môi trường an toàn cho thương hiệu trong năm 2021 vừa qua. Bước sang những ngày đầu tiên của năm 2022, hãy cùng nhìn lại hành trình xây dựng Trung tâm An toàn Thương hiệu của TikTok, được thiết lập dựa trên 4 trọng tâm:
1. Đảm bảo an toàn cho cộng đồng
Trong nỗ lực bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, TikTok liên tục cập nhật các chính sách, sản phẩm và sáng kiến mới, bao gồm: thiết lập các tính năng an toàn, chế độ riêng tư phù hợp với độ tuổi, các công cụ để khuyến khích người dùng lan toả sự tử tế và ngăn chặn hành vi bắt nạt, hạn chế lan truyền thông tin sai lệch và nâng cao nhận thức về bắt nạt trực tuyến.
2. Thiết lập các giải pháp an toàn cho thương hiệu
TikTok đã phát triển các công cụ dành cho các nhà quảng cáo, nhằm đảm bảo nội dung của thương hiệu hiển thị song hành với những video an toàn và phù hợp. Nền tảng hiện đang cung cấp những giải pháp an toàn thương hiệu hàng đầu dành cho nhà quảng cáo, gồm: TikTok Inventory Filter (tạm dịch: Bộ lọc Danh mục TikTok), Post-bid solution (tạm dịch: Giải pháp hậu chiến dịch) từ Zefr cho các thị trường Đông Nam Á bao gồm: Indonesia, Vietnam, Phillippines, Malaysia, Singapore, Thailand và Pre-bid solutions (tạm dịch: Giải pháp tiền chiến dịch) đến từ OpenSlate tại Indonesia. Cụ thể:
- TikTok Inventory Filter (tạm dịch: Bộ lọc Danh mục TikTok): Công nghệ máy học phân loại video, văn bản, âm thanh dựa trên mức độ rủi ro.
- Giải pháp tiền chiến dịch (Pre-bid solutions) từ OpenSlate and IAS: Giải pháp cho phép nhà quảng cáo xác định vị trí đặt quảng cáo an toàn và phù hợp với thương hiệu.
- Giải pháp hậu chiến dịch (Post-bid solution) từ Zefr: Giải pháp cho phép nhà quảng cáo kiểm tra mức độ rủi ro của các video đứng cạnh quảng cáo của họ.
3. Tính minh bạch và Trách nghiệm giải trình
Trở thành nền tảng minh bạch và giải trình có trách nhiệm luôn là mục tiêu hàng đầu đối với TikTok. Để chia sẻ những nỗ lực bảo đảm an toàn này với cộng đồng, TikTok đã công bố hai Báo cáo Thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng trong 2 quý đầu năm 2021 và những cập nhật trong Tiêu chuẩn Cộng đồng mới nhất trong năm nay. Các báo cáo này cung cấp thông tin về những nội dung và tài khoản bị xóa do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của TikTok, cũng như thông tin chi tiết về những hoạt động giả mạo đã bị ngăn chặn hoặc xóa trên nền tảng.
Bên cạnh đó, TikTok cũng đã công bố thành lập Trung tâm Minh bạch và Trách nhiệm Giải Trình mới tại Ireland, song song với các trung tâm đang vận hành tại Los Angeles và Washington DC – nơi người dùng và thương hiệu có thể trải nghiệm tham quan Trung Tâm Minh Bạch trực tuyến. Mới đây, TikTok vừa cải tiến Trung tâm Minh bạch trực tuyến trên nhằm liên tục cập nhật và chia sẻ về những nỗ lực bảo vệ an toàn với cộng đồng.
4. Hợp tác để tiến bộ
Là một cộng đồng phát triển không ngừng, TikTok hiểu rõ giá trị của các mối quan hệ hợp tác. Việc hợp tác không chỉ giúp đẩy mạnh các hoạt động của nền tảng mà còn khuyến khích sự phát triển chung của hệ sinh thái kỹ thuật số. Chỉ trong năm 2021, TikTok đã mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác, bao gồm việc:
- Gia nhập Liên minh Công nghệ
- Tham gia vào các Báo cáo Đo lường Tổng hợp lần đầu tiên và lần thứ 2 của Liên minh toàn cầu về truyền thông có trách nhiệm (GARM)
- Trở thành thành viên của Viện An toàn Thương hiệu
- Được tổ chức Trustworthy Accountability Group trao tặng chứng nhận An toàn Thương hiệu Toàn Cầu TAG
- Tích cực lắng nghe những ý kiến đóng góp từ cộng đồng và Hội đồng Cố vấn An toàn Châu Á Thái Bình Dương về các lĩnh vực bảo mật và an toàn kĩ thuật số
Nhìn về phía trước: Hành trình năm 2022
Sự ra mắt Trung tâm An toàn Thương hiệu là bước đi mới nhất trên hành trình phát triển không ngừng nghỉ của TikTok, nhằm mục tiêu trở thành nền tảng an toàn nhất thế giới dành cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong năm 2022, TikTok sẽ:
- Mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển giải pháp an toàn tại các thị trường mới.
- Phối hợp với các nhóm ngành để thiết lập các định nghĩa, tiêu chuẩn về các vấn đề quan trọng liên quan tới an toàn thương hiệu, như thông tin sai lệch và quảng cáo bám đuổi.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng sáng tạo nội dung và các nhãn hàng, cho phép các doanh nghiệp kể câu chuyện thương hiệu của họ một cách chân thực và an toàn.
- Cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra quyết định phù hợp để bảo vệ an toàn thương hiệu.
- Thích ứng và phát triển các giải pháp phù hợp với các sản phẩm cải tiến mới của doanh nghiệp.
TikTok luôn nỗ lực xây dựng một môi trường tích cực, an toàn cho các thương hiệu, chủ động thích ứng với mọi thay đổi ngay trong và ngoài nền tảng. Bên cạnh đó, TikTok còn phối hợp giải quyết các thách thức phức tạp trong ngành và tiếp tục củng cố chuyên môn thông qua quan hệ hợp tác với các chuyên gia và các bên thứ ba. Trên hành trình khơi nguồn cảm hứng sáng tạo và mang đến niềm vui cho hơn một tỷ người dùng trên toàn thế giới, TikTok luôn mong muốn có được sự đồng hành cùng người dùng trong thời gian sắp tới.