Tuần qua, Jon Peddie Research (JPR) đã công bố bản báo cáo doanh số bán card đồ họa rời Quý 4 năm 2017 của công ty.

JPR cho biết lượng hàng tồn kho card onboard (add-in board) giảm 4,6% từ quý trước. Tỷ lệ này tương ứng với tỷ lệ trung bình trong 10 năm của quý 3 và quý 4 là -4,4%, mặc dù quý 4 là một quý không bình thường trong ngành. Thời điểm này, các GPU đào tiền mã hoá luôn có sức mua cao hơn bình thường, số liệu từ báo cáo cho thấy nhu cầu đào tiền mã hoá tăng kéo theo giá bán trung bình cũng nhích lên.

Trong khi giá tiền mã hoá ảnh hưởng tới giá card đồ họa, biến động lên/xuống theo chu kỳ cho thấy các nhà sản xuất card đồ họa không thể thay đổi hoàn toàn lượng hàng trong một quý. Nói cách khác, các hãng sản xuất GPU và đối tác phải lên kế hoạch cho quý đó trước, và điển hình là kế hoạch cho quý 4 giảm dần sản xuất một chút để phù hợp với nhu cầu mùa đó.

Công ty nghiên cứu ước tính đã có hơn 3 triệu card đồ họa đã được bán cho các thợ đào tiền số, tăng 776 triệu USD doanh thu. Trong đó, AMD được hưởng lợi nhiều nhất – đúng như người ta kỳ vọng vì họ có lợi thế về hiệu năng trong việc khai thác tiền mã hoá. Kết quả là card đồ họa rời của AMD chiếm thêm 6,5% thị phần so với quý 3/2017, tăng lên 33,7%, trong khi đó NVIDIA vẫn ở mức 66,3%.

Thị phần Card đồ họa rời
Số liệu từ Jon Peddie Research
Q4’2017 Q3’2017 Q4’2016
AMD 33.7% 27.2% 29.5%
NVIDIA 66.3% 72.8% 70.5%
Thị phần AMD và NVIDIA
Thị phần GPU máy tính để bàn AMD và NVIDIA

Trong bản báo cáo được công bố không chỉ rõ bao nhiêu phần sự thay đổi thị phần đến từ doanh thu của card đào tiền mã hoá. Tuy nhiên, thị phần của AMD đã tăng lên cao nhất kể từ Quý 2/2014. Trong đó thị phần GPU của máy bàn lẫn máy tính xách tay vẫn tương tự như quý trước, AMD tăng 1,2%, Intel giảm 0,4% và NVIDA giảm 0,9%. Các lô hàng xuất xưởng của AMD tăng 8,08% so với quý trước, trong khi Intel giảm 1,98% và NVIDIA giảm 6%.

Thị phần chung GPU
Số liệu từ Jon Peddie Research
Q4’2017 Q3’2017 Q4’2016
AMD 14.2% 13.0% 14.4%
Intel 67.4% 67.8% 68.1%
NVIDIA 18.4% 19.3% 17.5%

 

Change in GPU Unit Shipments by Segment
Số liệu từ Jon Peddie Research
Quarterly Change Annual Change
Card rời Desktop -4.6% 9.7%
Card Onboard Desktop 3.0% -8.3%
Card Desktop tổng hợp -0.1% -2.1%
Card rời Notebook 3.6% -5.6%
Card Onboard Notebook -3.7% -6.8%
Card Notebook tổng hợp -2.3% -6.5%
Tổng hợp các loại GPU -1.45% -4.8%

JPR cũng lưu ý rằng ở phân khúc cao cấp (giá trên 250 USD) và tầm trung (150 đến 249 USD) tiếp tục tăng, trong khi phân khúc thấp hơn (90 đến 149USD) đang trì trệ. Điều này có thể giải thích từ xu hướng ưa chuộng sử dụng card đồ họa cao hoặc trung cấp sẽ có hiệu năng đào tiền số cao hơn.

Ngoài ra cũng có một phần áp lực từ việc Card Onboard cũng được cải thiện hiệu năng đáng kể, người dùng không có nhu cầu mua thêm card đồ họa rời ở phân khúc thấp. Mới tháng vừa qua, AMD đã cho ra mắt APU Ryzen 5 2400G ngang tầm với những chiếc card đồ họa rời.

Các phân khúc card đồ họa
Số liệu từ Jon Peddie Research
Q4’2017 Q4’2016
Phân khúc chính ($90 – $149) 26.1% 39.2%
Tầm trung ($150 – $249) 51.7% 41.5%
Cao cấp ($250+) 16.0% 11.5%
Workstation 6.3% 7.8%

Các phân khúc thị trường card đồ họa

Về nhu cầu đào tiền mã hoá, JPR kỳ vọng việc giảm dần sẽ tiếp tục, và nếu không thì vẫn không thay đổi cho cả NVIDIA lẫn AMD. Tuy nhiên, JPR cũng cảnh báo rằng giá bán của Card Onboard sẽ không giảm trong thời gian tới. Sự giảm giá sẽ không có khả năng, và NVIDIA đã cho biết trong báo cáo hàng quý gần đây về việc đào tiền mã hoá đã góp nhiều hơn vào doanh thu so với quý trước. NVIDIA đã dự tính tổng doanh thu từ card đồ họa chuyên đào tiền số vào khoảng 70 triệu USD vào Quý 3/2018 và 150 triệu USD vào Quý 2.

Trong quý tài chính tương ứng, các nhà cung cấp GPU cho biết sẽ chú trọng vào các các đối tượng khách hàng Game thủ hơn đào tiền số. Mặc dù các nhà cung cấp có khả năng phục vụ hạn chế cho một nhóm khách hàng riêng do tính chất thị trường.

Theo anandtech

Góc quảng cáo