Xem nhanh
Thượng Hải, thành phố trung tâm, đông dân số nhất và là thành phố cảng sầm uất nhất Trung Quốc. Từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới chỉ xếp sau New York và Luân Đôn. Mới đây Gene Azad, phóng viên tờ The Next Week có chuyến tham quan và bất ngờ về thành phố này. Ông gọi đây là Thung lũng Silicon thứ hai của thế giới.
Nền văn hóa Trung Quốc được xem là cái nôi của phương Đông và là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất, phức tạp nhất trên thế giới. Sự phát triển thần kỳ về kinh tế cũng như nhiều lĩnh vực khác của Trung Quốc khiến cả thế giới kinh ngạc.
Sự phổ biến của điện thoại thông minh là một dấu hiệu rõ ràng về sức mạnh công nghệ của Trung Quốc. Gene Azad dự đoán rằng điện thoại thông minh sẽ là chìa khóa cho tầm nhìn của nhân loại về một thành phố tương lai (thành phố kỹ thuật số).
Ở huyện Xuhui, nơi ông đang ở thì dường như mọi thứ đang chuyển mình theo hướng đó. Điện thoại thông minh là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Và nó không phải dành cho những thanh niên trẻ tuổi hay những người am hiểu công nghệ sành sỏi. Đó là những ông bà đi dạo qua công viên. Đó là những người bán hàng rong cung cấp bạn một ổ bánh mì hay là một que kem mát lạnh. Đó là một lái xe taxi, giúp bạn di chuyển qua những con phố nhộn nhịp.
Ở mọi nơi ông đi qua, mọi người hầu như luôn khóa khuôn mặt vào chiếc điện thoại của họ. Ông cảm thấy việc sử dụng điện thoại thông minh vào cuộc sống hàng ngày tại đây dường như vượt qua các thành phố đô thị ở Mỹ như New York, San Francisco hay Los Angeles.
Ông ví Thượng Hải như là một thành phố công nghệ cho tương lai, giống như Giám đốc của MIT Senseable City Lab, Carlo Ratti nói đến trong cuốn sách The City of Tomorrow. Và là Thung lũng Silicon thứ hai của thế giới, tổng hành dinh của Facebook, Google và rất nhiều công ty Internet tuyệt vời khác.
Tuy vậy Trung Quốc đã chặn việc sử dụng dịch vụ từ các công ty công nghệ khổng lồ này. Họ phát triển các phiên bản Google, Facebook của riêng mình. Tuy nhiên những phiên bản được xem là tương tự đang bắt đầu trở nên vượt trội so và nếu bạn muốn biết tại sao. Mời bạn đến với video được thực hiện bởi The New York Times bên dưới.
Như được nhắc đến trong đoạn video, Wechat là sự kết hợp của tất cả. Bạn có thể tưởng tượng các ứng dụng được gộp thành bao gồm Facebook, Venmo, iMessage, Instagram và cả Snapchat. WeChat thật sự đang dần thống trị mạng xã hội Trung Quốc.
Rất nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ đã áp dụng ứng dụng cho công việc hàng ngày. Mã QR WeChat được sử dụng rộng rãi, dễ dàng cho phép bất kỳ tổ chức bên ngoài nào quét để sử dụng nền tảng này.
QQ là một nền tảng nhắn tin khổng lồ ở Trung Quốc. Nó tương tự như WeChat và có một UX – trải nghiệm người dùng tuyệt vời. QQ đang tích cực hướng ra các thị trường nước ngoài bên cạnh việc cạnh tranh với các ứng dụng lớn khác tại thị trường nội địa.
Didi
Nếu bạn muốn đi loanh quanh Thượng Hải trong một chiếc ô tô, Didi sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn vì không có Uber tại Trung Quốc. Đối với người nước ngoài, ứng dụng hỗ trợ cả tiếng Anh. Bạn cần có thẻ tín dụng quốc tế để thanh toán cho các chuyến đi.
Dịch vụ chia sẻ xe đạp
Một dịch vụ được phát triển nhanh chóng và ngay cả chính quyền Thượng Hải cũng đã cấm gia tăng số lượng xe đạp trong một tuyên bố gần đây. Hiện tại, có quá nhiều dịch vụ này được mở ra vì nó thuận tiện, giá rẻ và linh hoạt. Dẫn đến việc khó kiểm soát số lượng xe cũng như quản lý từ phía chính quyền.
Có nhiều hãng phát triển dịch vụ chia sẻ xe đạp như Mobike, Ofo, oBike tại đây. Và nếu không muốn đi bằng ô tô hay tàu điện ngầm, bạn có thể dễ dàng đi vòng quanh thành phố bằng xe đạp. Xe đạp có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi và giá để thuê chiếc xe đạp tương đối dễ chịu.
Dianping
Dianping, bạn có thể hiểu nó là một ứng dụng tương tự Foody hay Mgift tại Việt Nam nhưng ngôn ngữ hoàn toàn bằng tiếng Hoa. Đây là nơi bạn sẽ tìm được những món ăn, thức uống ngon tại địa phương, cũng như khuyến mãi kèm theo đó. Có cả nhận xét và đánh giá của người dùng tại các địa điểm dịch vụ xuất hiện trong ứng dụng.
Tại sao nói Thượng Hải là trung tâm công nghệ tương lai?
Trung Quốc có thị trường rộng lớn với mật độ dân số khổng lồ. Bất kỳ một ý tưởng tuyệt vời nào cũng có thể tìm thấy thị trường riêng của mình trong số 1,38 tỷ dân. Họ tạo ra các sản phẩm, ứng dụng hay dự án start-up ngang bằng hoặc thậm chí tốt hơn so với Hoa Kỳ.
Gene Azad vẫn quan niệm cho rằng Trung Quốc sẽ cần rất nhiều thời gian để vươn đến ngang tầm với Hoa Kỳ. Tuy nhiên sau chuyến thăm Thượng Hải, ông tin rằng các thành phố lớn ở Trung Quốc sẽ trở thành tâm điểm cho các công ty mới và sáng tạo.
Trong vài năm trở lại đây, các công ty công nghệ Trung Quốc phát triển thần tốc và một vài vị trí thậm chí vươn đến vị trí dẫn đầu, vượt qua các công ty Mỹ.
Nếu Trung Quốc tiếp tục đổi mới với tốc độ hiện tại, ông nghĩ việc bắt đầu học tiếng Hoa (tiếng Quan Thoại, Quảng Đông hay thậm chí Thượng Hải) là rất khôn ngoan. Và nếu các công ty công nghệ cao bắt đầu chuyển từ Thung lũng Silicon sang Thượng Hải cũng sẽ là sự lựa chọn tốt.
Trung Quốc sẽ trở thành nhà lãnh đạo tương lai đối với lĩnh vực công nghệ và cần lưu ý, có rất nhiều thứ chúng ta có thể học được từ quốc gia này.
Theo: TheNextWeek.