Guillaume Chaslot, cựu nhân viên của Google, vừa cảnh báo người dùng nên cẩn trọng với những video được gợi ý trên YouTube, vì thuật toán tạo nên tính năng này còn nhiều thiếu sót. Các đề xuất đó không hướng đến sở thích và có khả năng làm sai lệch tư tưởng.

Thuật toán đề xuất video của YouTube ảnh hưởng xấu đến người xem

YouTube là dịch vụ video trực tuyến lớn nhất thế giới với 2 tỷ người dùng. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, nền tảng này liên tục vấp phải một loạt vấn đề tiêu cực như những thuyết âm mưu, video chứa thông tin sai lệch, không kiểm soát tốt nội dung cho trẻ em… Kiểm duyệt nội dung là mối quan tâm hàng đầu mà YouTube cần thực hiện. Ngoài ra, tính năng đề xuất video lại là một vấn đề khác cũng quan trọng không kém, khiến nền tảng này trở nên nguy hiểm với nhiều người.

Tính năng đề xuất video của YouTube làm mất thời gian của người xem

Những video mới thường được đề xuất trong mục “Up next” bên phải màn hình, video sẽ tự chạy nếu người dùng bật tính năng tự động phát.

“Trong trường hợp YouTube điều chỉnh tốt công nghệ AI để đề xuất cho bạn những video cần thiết thì thật tuyệt vời. Vấn đề là AI không được phát triển để cung cấp cho người xem thứ họ muốn mà chỉ khiến họ nghiện YouTube hơn. Những đề xuất này được thiết kế để lãng phí thời gian của người xem”, Chaslot cho biết.

Thuật toán đề xuất video của YouTube ảnh hưởng xấu đến người xem

Guillaume Chaslot từng tham gia phát triển thuật toán đề xuất của YouTube và là người sáng lập dự án AlgoTransparency – yêu cầu sự minh bạch trên các nền tảng trực tuyến. Ông giải thích rằng số liệu thuật toán YouTube sử dụng để xác định các “đề xuất thành công” là thời gian xem. Tính năng này thực sự hữu ích với những công ty đang cố gắng bán quảng cáo, nhưng lại không thể hiện được điều người xem muốn – và có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Những nội dung thu hút được đề xuất ảnh hưởng xấu đến người xem

Trong cuộc nói chuyện tại Hội nghị DisinfoLab tháng trước, Chaslot lưu ý rằng nội dung gây tranh cãi, tin giật gân thường được đề xuất rộng rãi trên YouTube, ví dụ như tin tức giả mạo, thuyết âm mưu, video trái Đất phẳng… Những video càng gần sát ranh giới nội dung được YouTube cho phép thì càng có nhiều lượt xem và tương tác, tuy nhiên Google đã nhiều lần phản bác lại quan điểm này.

Về cơ bản, thuật toán đề xuất của YouTube hoạt động tốt với những nội dung trọng tâm, ví dụ như video về mèo, game hay âm nhạc. Nhưng khi tập trung vào thông tin và các loại tin tức khác, tính năng đề xuất sẽ dẫn đến những cực đoan hơn – dù người dùng muốn hay không – để lôi kéo sự tò mò của người xem và giữ họ ở lại với YouTube lâu hơn.

Thuật toán đề xuất video của YouTube ảnh hưởng xấu đến người xem

CEO Faceboook, Mark Zuckerberg từng thừa nhận những nội dung nằm ở “ranh giới được cho phép” lưu hành, tức những thông tin gây tranh cãi và giật gân, thường hấp dẫn. Google từ chối trả lời câu hỏi liệu quan điểm của Zuckerberg có đúng với YouTube hay không. Tại hội nghị DisinfoLab, đại diện hãng nói rằng các nghiên cứu của công ty cho thấy người xem tập trung nhiều vào những nội dung chất lượng. Chaslot nhấn mạnh đây là điều mà các hãng công nghệ lớn còn phải tranh luận nhiều, nhưng dựa trên kinh nghiệm của chính mình, ông đồng ý với quan điểm của Zuckerberg hơn.

“Tôi nhận thấy tính năng đề xuất video của YouTube khá độc hại, có thể làm sai lệch quan điểm của công chúng”, Chaslot nói. Hiện tại, YouTube đang khuyến khích tạo ra những nội dung nằm ở sát “ranh giới được cho phép”, vì những video này lôi kéo được nhiều người xem, thuật toán sẽ tự động đề xuất nhiều hơn, mang lại doanh thu cho cả người tạo video lẫn YouTube”.

Khi những video đề xuất có nội dung sai lệch

Chaslot cho rằng các thuật toán của YouTube tác động xấu đến xã hội. Để chứng minh điều này, sau khi rời khỏi Google, ông đã tạo ra công cụ AlgoTransparency, cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan hơn về những video được đề xuất trên YouTube. Dự án này sẽ theo dõi những video được nhiều kênh chia sẻ mà người xem không thể nhìn thấy bằng trình duyệt cá nhân. Chaslot chỉ ra rằng hầu hết các video được đề xuất hàng đầu đều vô hại, tuy nhiên thỉnh thoảng các video có vấn đề lại xuất hiện.

Ví dụ, khi Robert Mueller báo cáo điều tra về việc liệu tổng thống Trump và Nga có liên kết với nhau trong cuộc bầu cử năm 2016 hay không. AlgoTransparency đã phân tích các đề xuất trên 1.000 kênh YouTube được theo dõi hàng ngày. Nhóm đã phát hiện ra 236 kênh trong số đó được gợi ý cho video On Contact: Russiagate & Mueller Report w / Aaron Mate của kênh RT America (một cơ quan tuyên truyền của Nga) đến 400.000 lần.

Nếu Chaslot đúng, thuật toán của YouTube đã đề xuất cho người xem một video nói về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và Nga do chính nước Nga thực hiện. Theo Washington Post, chức năng này có thể lôi kéo người xem đến các video có nội dung sai lệch, gây sốc hoặc giật gân.

Google đã phủ nhận hoàn toàn quan điểm của AlgoTransparency và nói rằng phân tích này không phản ánh chính xác cách hệ thống thuật toán đề xuất hoạt động. YouTube cho biết tính năng đề xuất dựa trên khảo sát, lượt thích, không thích và lượng chia sẻ của người dùng.

Chaslot nhấn mạnh nếu có sự khác biệt với kết quả của ông thì Google chỉ cần chia sẻ công khai những video mà YouTube đang đề xuất với mọi người. Nhưng Google vẫn chưa cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Chaslot đã đưa ra những phương pháp phân tích của ông, làm nổi bật các lỗi trong thuật toán của Google. Đầu năm nay, một kỹ sư phần mềm của Google đã nói về việc sửa đổi “tính thành kiến” trong thuật toán của YouTube, một trong những video được đưa ra làm ví dụ đã được AlgoTransparency lưu ý trước đó.

Thuật toán đề xuất video của YouTube ảnh hưởng xấu đến người xem

Người dùng nên làm gì?

YouTube hiện không cung cấp tùy chọn để người dùng kiểm soát những đề xuất video được nhận. Bạn có thể chặn những kênh không thích, tuy nhiên Chaslot chỉ ra rằng thuật toán vẫn có thể dẫn bạn đến các kênh tương tự.

“Giải pháp ngắn hạn tốt nhất hiện nay là xóa chức năng đề xuất”, Chaslot gợi ý. Ông cũng thừa nhận rằng hầu hết mọi người – bao gồm cả bản thân ông – sẽ tò mò nếu không nhấp vào những nội dung gây sốc, vì thế Chaslot khuyến nghị mọi người sử dụng tiện tích mở rộng Nudge trên Chrome để loại bỏ các tính năng gây nghiện trên News Feed của Facebook và hệ thống đề xuất của YouTube. “Tôi vẫn click vào nhiều nội dung ngu ngốc khi nhìn thấy chúng, vì vậy cách tốt nhất là loại bỏ những video này”.

Thuật toán đề xuất video của YouTube ảnh hưởng xấu đến người xem

Nhưng giải pháp này chỉ xử lý được các triệu chứng, không loại bỏ được nguyên nhân. Chaslot mong muốn có một giải pháp dài hạn để giải quyết vấn đề. Hiện tại, người dùng đang phải chiến đấu với các siêu máy tính để bảo vệ suy nghĩ và quan điểm của họ.

Nhưng với những công nghệ hiện đại ngày nay, đó là một trận chiến không cân sức. Thế nên Chaslot đòi hỏi Google minh bạch với nền tảng của mình và cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát thực sự. “Về lâu dài, chúng ta cần phải điều khiển được trí tuệ nhân tạo, thay vì để công nghệ này kiểm soát người dùng”, ông cho biết.

Theo: The Next Web

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo