Con số gần 90% máy tính cài đặt sẵn phần mềm bán trên thị trường nhiễm mã độc không khỏi khiến ta giật mình vì mức độ rủi ro và hậu quả của người mua sẽ đối mặt. Vậy người dùng cần biết gì khi mua máy tính?
Báo cáo do Microsoft công bố ngày 31/10 cho thấy 84% máy tính bộ bán ra tại châu Á cài sẵn phần mềm lậu, phần mềm bẻ khoá bản quyền (dùng bản crack), và đây là cửa ngỏ cài sẵn của tội phạm mạng đưa mã độc và các phần mềm theo dõi vào máy tính người mua, đánh cắp thông tin của họ.
Bên cạnh đó, người dùng thờ ơ với những nguy cơ đầy rẫy trên mạng khiến máy tính của mình bị thâm nhập và điều khiển từ xa, đánh cắp dữ liệu giao dịch. Do đó, trong thông báo phát ra từ Bộ TT&TT hôm 6/11 cho biết có đến 4,7 triệu IP từ Việt Nam nằm trong các mạng mã độc lớn.
Phần mềm lậu dùng bản bẻ khoá (crack) đa phần đều lây nhiễm mã độc, phổ biến nhất là virus, thực hiện các hoạt động gây hại hoặc tải thêm các mã độc khác về máy tính, và trojan giúp tội phạm mạng điều khiển máy tính nạn nhân từ xa.
Bên cạnh nguy cơ lây nhiễm mã độc từ các phần mềm bẻ khoá, đại đa số người dùng đều không biết đến một nguy cơ từ phía ‘phần mềm chính hãng’ là lỗ hổng bảo mật. Các phần mềm như Windows hay bất kỳ phần mềm, tiện ích mở rộng (extension / plugin) nào cũng mang nguy cơ chứa lỗ hổng bảo mật, và một số thuộc dạng lỗi 0-day, đồng nghĩa nhà phát triển phần mềm chưa phát hành bản vá lỗi, biến máy tính của bạn phơi mình trước tấn công mạng. Ngày 13/11, 63 lỗi trong Windows vừa được Microsoft phát hành bản vá lỗi nhưng chỉ có những người dùng đặt ‘Cập nhật tự động’ cho Windows mới an toàn.
Chuyên gia bảo mật từ Kaspersky khuyến cáo người dùng cần có kiến thức cơ bản về bảo mật để sử dụng máy tính an toàn hơn. Thường xuyên đọc tin tức cập nhật về những nguy cơ từ Internet để có phương pháp hạn chế rủi ro, phòng tránh bằng phần mềm anti-virus, đặc biệt trước nguy cơ mã độc mã hoá dữ liệu tống tiền (ransomware) tràn lan khắp thế giới hiện nay.
Khi sử dụng chương trình anti-virus cần tham khảo về mức độ an toàn cũng như khả năng bảo vệ. Các phần mềm anti-virus cho máy tính ngày nay như Kaspersky Internet Security có các mô-đun bảo vệ toàn diện hơn so với trước đây. Từ ngăn chặn virus, các loại mã độc thâm nhập qua các bản phần mềm lậu, KIS còn chống tấn công mạng qua khai thác các lỗ hổng bảo mật của những phần mềm phổ biến bằng hệ thống tường lửa (firewall), cho người dùng biết cần cập nhật, và quan trọng là bảo vệ người dùng khi giao dịch thanh toán trực tuyến bằng cách ‘bảo bọc’ bằng một trình duyệt an toàn. KIS cũng giúp phụ huynh an tâm với mô-đun quản lý trẻ em sử dụng máy tính và lên mạng.
Tuy vậy, sử dụng chương trình như KIS vẫn chưa phải là an toàn tuyệt đối. Các chuyên gia khuyến cáo người dùng tập thói quen cập nhật cơ sở dữ liệu hay còn gọi là chữ ký virus mới nhất, giúp phần mềm nhận diện được những loại mã độc mới. Bật các tính năng cảnh báo khi có những hoạt động đáng ngờ trên máy tính khi đang lướt web như lời mời cài đặt một phần mềm để xem video trên website.
Đừng đợi đến khi dữ liệu của bạn bị tội phạm mạng mã hoá và đòi tiền chuộc cao ngất ngưỡng, hay số thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng lọt vào tay tin tặc thì mới cuống cuồng xử lý. Khi đó đã muộn, và đáng tiếc nó vẫn là trường hợp phổ biến hiện nay tại Việt Nam.