Thẩm phán Liên bang Colleen Kollar-Kotelly bác bỏ đơn kiện của Kaspersky lên chính phủ Mỹ vì lệnh cấm sử dụng sản phẩm công ty.

Thẩm phán bác bỏ đơn kiện của Kaspersky đối với chính phủ Mỹ

Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã ban hành lệnh cấm các cơ quan liên bang sử dụng phần mềm bảo mật của Kaspersky vì lý do an ninh. Hãng này bị cáo buộc nhận hậu thuẫn từ chính phủ Nga và hoạt động gián điệp qua mạng. Mặc dù phía công ty đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ thông tin, lệnh cấm vẫn được thực hiện.

Tháng 9/2017, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) yêu cầu cơ quan chính phủ phải xóa phần mềm Kaspersky ra khỏi hệ thống thông tin. Theo đó, Quốc Hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc Phòng (National Defense Authorization Act – NDAA), loại bỏ toàn bộ sản phẩm của Kaspersky khỏi chính phủ liên bang. Dự luật này bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/2018.

Tuy nhiên, Kaspersky không đồng ý và đệ đơn kiện chính phủ Mỹ lên Tòa án quận Columbia. Nhưng một thẩm phán đã bác bỏ vụ kiện này.

Theo CyberScoop, thẩm phán Liên bang Mỹ Colleen Kollar-Kotelly từ chối tuyên bố của Kaspersky khi hãng cho rằng lệnh cấm trái pháp luật. Kaspersky lập luận, NDAA đã đưa ra một sự trừng phạt phi pháp, nhưng thẩm phán Kollar Kotelly không đồng ý.

Bà cho biết, đây không phải là một sự trừng phạt mà chỉ “loại bỏ nguy cơ đe dọa an ninh mạng, đồng thời hạn chế một phần doanh thu của tập đoàn đa quốc gia”.

Ngoài ra, do bà bác bỏ vụ kiện chống lại NDAA, nên việc tố tụng liên quan đến lệnh cấm của DHS được đưa ra tranh luận lần nữa. Động thái này có thể sẽ làm thay đổi trình tự trong án lệnh.

Theo Engadget

Góc quảng cáo