Dịch vụ tin nhắn mã hóa tức thời Telegram vừa bị Iran cấm cửa khỏi quốc gia này, trước đó Nga cũng đã chặn ứng dụng này vì không tuân thủ yêu cầu của tòa án.

Telegram vừa mất 40 triệu người dùng vì bị Iran cấm cửa

Theo đó, bộ phận tư pháp của Iran đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet trên toàn quốc thực thi các biện pháp ngăn chặn website và ứng dụng của Telegram với lý do an ninh quốc gia. Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng đến khoảng 40 triệu người dùng ứng dụng nhắn tin mã hóa an toàn tại quốc gia Nam Á này.

Reuters cho biết các quan chức tại Iran tin rằng ứng dụng này đang được sử dụng để tổ chức các cuộc biểu tình phản đối về hình hình kinh tế, một số đã diễn ra tại hơn 80 thành phố Iran hồi tháng Giêng.

Website tư pháp Mizan trích dẫn lệnh của tòa án nói rằng các phần tử chống đôi đã sử dụng Telegram để “tuyên truyền các hoạt động khủng bố, lây lan những lời dối trá để gây bất ổn trong ​​công chúng, phản đối chính phủ và nội dung khiêu dâm.”

Iran là quốc gia thứ hai chính thức cấm cửa Telegram. Trước đó lệnh cấm của Nga có hiệu lực vào tháng trước sau khi công ty này từ chối giao các khóa mã hóa cho các nhà chức trách. Các quan chức Nga tuyên bố họ cần khóa mã hóa để giám sát và chống khủng bố.

Telegram vừa mất 40 triệu người dùng vì bị Iran cấm cửa
Giao diện ứng dụng nhắn tin Soroush được công bố 1 tuần trước khi Telegram bị cấm cửa tại Iran

Trường hợp người dùng Telegram tại Iran, đa phần sẽ chỉ còn lựa chọn một giải pháp thay thế từ chính quốc gia này. Hồi tuần trước, chính phủ nước này đã công bố một ứng dụng nhắn tin có tên Soroush với trải nghiệm giao diện nhắn tin tương tự, thêm vào đó có cả stickers “death to America”.

Hiện vẫn chưa rõ rõ liệu ứng dụng này có tạo backdoor cho chính quyền theo dõi các cuộc hội thoại hay không, nhưng điều đó hoàn toàn là có thể, vì nếu không thì Telegram đã không bị chặn.

Theo TNW

Góc quảng cáo