Rất nhiều người trong số chúng ta cảm thấy xa lạ khi nghe lại giọng nói và giọng hát của chính mình qua các đoạn ghi âm, máy trả lời tự động hay các video trên YouTube. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

Mandatory Credit: Photo by Design Pics Inc/REX Shutterstock (823350a) MODEL RELEASED Teenager sticking tongue out VARIOUS

Nhà nghiên cứu Rachel Feltman của trang Speaking of Science lý giải sự khác nhau giữa âm thanh mà mỗi người cảm nhận được khi họ nói và khi được nghe lại qua các thiết bị thu âm là do cách thức ghi nhận âm thanh của bộ não. Cụ thể, khi chúng ta nghe lại giọng nói của chính mình, sóng âm từ không khí được truyền đến tai ngoài, chúng sẽ đi thẳng qua ống tai để tác động màng nhĩ, tạo ra các rung động mà não bộ sẽ “phiên dịch” thành âm thanh.

Nhưng khi chúng ta nói hoặc hát, sẽ có thêm một yếu tố khác tác động lên não bộ, đó là sự rung động của vòm họng và các dây thanh quản, và chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt.

Feltman nhấn mạnh rằng cơ thể của chúng ta mang những quãng âm trầm và phong phú hơn so với không khí. Khi 2 nguồn âm thanh được kết hợp với nhau để não bộ nhận thức thành giọng nói, chúng ta sẽ có cảm giác giọng của mình hay và ấn tượng hơn. Vì thế, khi nghe lại giọng thu âm của chính mình, chúng ta lại cảm thấy nó không quen thuộc, thậm chí là khó chịu.

tai-sao-chung-ta-lai-cam-thay-xa-la-voi-giong-noi-cua-chinh-minh (2)

Với nghiên cứu của Rachel Feltman, có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao nhân vật Chaien trong truyện Doremon lại luôn nghĩ rằng mình là một ca sĩ tài năng, dù không một ai có thể chịu nổi giọng hát của cậu ta.

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo