Tiền bạc không phải vô hạn, thay vì chi vào những thứ linh tinh vô bổ. Hãy sử dụng tiền bạc thông minh để tích luỹ kinh nghiệm từ hôm nay.

Nhiều nhà kinh tế học cho biết, hạnh phúc là chỉ số tốt nhất về sức khoẻ của một xã hội. Và trên con đường mưu cầu hạnh phúc của hầu hết mọi người hiện nay, tiền được xem như là một cột mốc của hạnh phúc. Mặc dù sau khi bạn đã có được tiền, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cơ bản, thì việc có thêm nhiều tiền hơn nữa cũng khó có thể khiến bạn hạnh phúc hơn được. Câu hỏi được đặt ra, bạn sẽ phân bổ chi tiêu như thế nào nếu bạn có một mức ngân sách hạn chế?

Trong xã hội hiện nay, hầu hết mọi người đều bỏ tiền vào các nhu cầu vật chất mong đem lại hạnh phúc cho bản thân với suy nghĩ rằng, những thứ thuộc về vật chất sẽ giữ được lâu và làm chúng ta hạnh phúc hơn thay vì bỏ tiền xem một buổi hoà nhạc hoặc một chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Và theo nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Thomas Gilovich – Giáo sư tâm lý học tại Đại học Cornell cho biết giả định trên hoàn toàn sai bởi vì một trong những kẻ thù của sự hạnh phúc chính là sự thích nghi Người ta thường mua những thứ giúp thoả mãn bản thân, nhưng trên thực tế, những thứ đó chỉ thú vị và hấp dẫn đối với bạn ban đầu, bạn sẽ nhanh chóng thích nghi và nhàm chán chúng, chính điều đó sẽ giết chết sự hạnh phúc của bạn,

Tại sao bạn nên chi tiền cho kinh nghiệm thay vì vật chất?

Những phát hiện của Gilovich là sự tổng hợp các nghiên cứu của ông và đồng nghiệp để rồi từ đó tạo ra nghịch lý Easterlin để chỉ ra được rằng tiền thực sự có thể mua được hạnh phúc, nhưng chỉ tới một mức nhất định. Vậy làm thế nào sự thích ứng lại ảnh hưởng đến hạnh phúc?

Ví dụ cụ thể ngay lập tức được đưa ra, trong một cuộc nghiên cứu mà mọi người được yêu cầu báo cáo sự hạnh phúc của mình khi chi tiền ra mua một thứ cụ và kinh nghiệm mua hàng. Ban đầu, hạnh phúc của họ là như nhau, nhưng qua một thời gian ngắn, sự hài lòng của người dùng với các sản phẩm mà họ đa mua dần dần tuột giảm trong khi đó sự hài lòng đối với kinh nghiệm mua hàng lại tăng lên.

Đây chính là minh chứng cụ thể nhất cho nghịch lý Easterlin, một đối tượng vật lý thuộc về bạn trong một thời gian dài không thể mang đến cho bạn hạnh phúc như một kinh nghiệm thực tế đã đạt được. Và trên thực tế, con người ta đang ngày càng giảm sự phụ thuộc vào vật chất, thay vào đó là việc lấy kinh nghiệm làm nền móng xây dựng đang trở thành một chuẩn mới trong xã hội hiện đại.

Giáo sư Gilovich cho biết: “Bạn có thể rất thích những thứ thuộc về vật chất và nghĩ rằng đó là một phần của bạn nhưng thực tế giữa bạn và chúng vẫn có một khoảng cách. Ngược lại, tất cả những kinh nghiệm mà bạn tích luỹ được trong cuộc sống mới chính là thứ tạo nên và thuộc về bạn”.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Gilovich thậm chí còn cho thấy rằng nếu mọi người có một kinh nghiệm mà theo họ điều đó ảnh hưởng xấu đến sự hạnh phúc, một thời gian sau, khi được nói lại về những trải nghiệm đã qua, đánh giá của họ về kinh nghiệm đó sẽ tích hợp hơn rất nhiều so với trước đây. Đây giống như một kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế mà rất nhiều người trong chúng ta trải qua hằng ngày, một thứ gì đó đáng sợ hoặc gây nên sự căng thẳng trong quá khứ sẽ là một câu chuyện vui hoặc một kinh nghiệm vô giá ở hiện tại.

Một lý do khác chính là kinh nghiệm và trải nghiệm trong cuộc sống sẽ đưa mọi người lại gần nhau hơn. Bạn không thể tích luỹ kinh nghiệm cũng như có những trải nghiệm với nhiều người chỉ vì đi mua một chiếc TV 4K, nhưng nếu bạn bỏ tiền ra cho một kì nghỉ dưỡng thì đó lại là chuyện khác. Khi mỗi người chúng ta chia sẻ kinh nghiệm bản thân trực tiếp với một người nào đó trong xã hội, kể cả khi đã rời khỏi cuộc trò chuyện đó, bạn vẫn sẽ là một phần trong câu chuyện mà những người khác đang thảo luận.

Với những kinh nghiệm mà bạn có được trong cuộc sống, bạn cũng sẽ ít bị so sánh một cách tiêu cực hơn với một người nào đó bỏ ra quá tiền cho nhu cầu mua sắm.Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Ryan Howell và Graham Hill đã cho thấy tại sao người ta lại sử dụng vật chất để làm thứ so sánh. Đơn giản là vì bạn có thể so sánh mình có bao nhiêu tiền, vàng, bạc, nhà, cửa… nhưng không thể so sánh với người khác rằng mình có một kinh nghiệm, hai kinh nghiệm,… Và xu hướng của con người là chúng ta thuờng sẽ chọn cách dễ dàng hơn.

Trên thực tế, nghiên cứu của Gilovich có ý nghĩa rất lớn đối với các cá nhân muốn tối đa hoá sự hạnh phúc vào các khoản đầu tư tài chính của họ, cho các giám đốc doanh nghiệp muốn có một lực lượng lao động hạnh phúc hơn và các nhà hoạch định chính sách với nhu cầu muốn công dân được hạnh phúc.

Theo bài viết trên tạp chí khoa học thực nghiệm xã hội Tâm lý học của Gilovich và đồng tác giả Amit Kumar cho biết: “Bằng việc thay đổi các khoản đầu tư xã hội và các chính sách mà họ đang theo đuổi, họ có thể giúp cho một bộ phận lớn người dân có nhiều kinh nghiệm hơn, và từ đó họ sẽ hạnh phúc hơn hiện tại”.

Tại sao bạn nên chi tiền cho kinh nghiệm thay vì vật chất?

Nếu những nghiên cứu trên đây thực sự được áp dụng vào xã hội thì không chỉ là thay đổi về cách thức mà cá nhân chi tiêu như thế nào mà còn cần phải chú ý đến việc cho những người lao động các chuyến du lịch nghỉ dưỡng và không gian làm việc thoải mái.

Câu cuối cùng mà Gilovich muốn nói “Là một cộng đồng, tại sao chúng ta lại không mang kinh nghiệm đến cho mọi người một cách dễ dàng hơn?”.

Sau bài viết này, thay vì bỏ tiền mua một chiếc BMW mới hoặc một chiếc iPhone, bạn hãy nghĩ đến việc đi xem một buổi triển lãm nghệ thuật hoặc các hoạt động du lịch ngoài trời nhé.

Góc quảng cáo