Theo báo cáo mới nhất của StatCounter, ứng dụng này vừa đánh dấu bước ngoặt khi trở thành trình duyệt di động phổ biến thứ 2 thế giới với 17,42% thị phần.
Cụ thể, UC Browser đã cán mốc một nửa thị phần tại hai thị trường lớn thứ 2 và thứ 3 châu Á là Ấn Độ (54,42%) và Indonesia (49,05%) theo số liệu tới tháng 10/2015. Cả Ấn Độ và Indonesia đã trở thành hai thị trường mục tiêu về trình duyệt di động, chủ yếu bởi sự gia tăng người sử dụng Internet qua di động nhanh chóng tại hai quốc gia này. Riêng số liệu so sánh của StatCounter tính đến tháng 1/2016, UC Browser vẫn giữ vị trí thứ 2 song có sự tăng nhẹ lên 18,63%.
UC Browser là sản phẩm chủ lực của công ty UCWeb thuộc tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Sản phẩm này được ưa chuộng bởi tốc độ và khả năng tìm kiếm thông tin và các chức năng dễ dàng, cùng với đó là mạng lưới liên kết UC Union mạnh mẽ, lượng truy cập lớn và diễn đàn trao đổi toàn cầu.
Điểm nổi trội trong sức mạnh của UC Browser là công nghệ duyệt web điện toán đám mây cho phép nén dữ liệu lên đến 60%, giúp tải nhanh hơn và tiết kiệm dung lượng, các nội dung được địa phương hóa, phù hợp với sự khác biệt của mỗi thị trường.
Việc địa phương hóa sâu sắc nội dung và hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nội địa đã thúc đẩy lượt tải mới và sự gắn bó của người sử dụng với trình duyệt. Cuối năm 2014, UC Browser đã có hơn 100 triệu người dùng hoạt động mỗi ngày, được xếp vào nhóm các ứng dụng được ưa chuộng nhất như Facebook, Twitter, Youtube v.v…
Ứng dụng này hiện đã có mặt trên hơn 3.000 mẫu điện thoại của hơn 200 nhà sản xuất và tương thích với tất cả hệ điều hành di động chính trên thị trường hiện nay, hỗ trợ hơn 11 ngôn ngữ bao gồm Anh, Nga, Indonesia, Việt Nam…
Tham khảo: StatCounter