Vào năm 1998, Sony vô tình phát hành một máy quay phim Night Vision, có khả năng nhìn xuyên qua quần áo. Tình huống này đã được phát hiện bởi Greg Hunter, người đã chứng minh việc này cùng với sự giúp đỡ của hai tình nguyện viên.

Sony từng bán ra máy quay nhìn xuyên quần áo nhưng đã thu hồi ngay sau đó.

Vào năm 1998, công ty điện tử khổng lồ của Nhật Bản – Sony đã bất cẩn phát hành 700.000 máy quay với khả năng dễ dàng nhìn xuyên qua quần áo của người khác. Ngay sau đó, Sony đã nhận ra những hệ quả hãng gây ra, các máy quay đã bị thu hồi ngay lập tức.

Các máy quay có bề ngoài tương tự như các máy quay khác, nhưng được trang bị một ống kính sử dụng IR (hồng ngoại) cho phép người dùng chụp ảnh trong bóng tối, được gọi là Night Vision. Quần áo mỏng như đồ bơi sẽ trở trong suốt trước máy quay và ngay sau đó hình ảnh khỏa thân của nhiều phụ nữ đã được phổ biến trên internet. “Ít nhất 12 trang web đã đưa lên ảnh của những người phụ nư gần như khỏa thân, mặc dù họ đang mặc quần áo hoặc đồ bơi,” ABC viết.

Sức mạnh “nhìn xuyên thấu” trong máy quay của Sony được phát hiện bởi Greg Hunter, từng là phóng viên tại Good Morning America vào năm 1998. Hunter đã trình diễn khả năng thoải mái nhìn trộm bên trong quần áo của hai hình tình nguyện viên với máy quay phim. Một người đàn ông có một hình xăm “Sosa” dưới áo sơ mi và người phụ nữ không mặc gì dưới váy có hoa văn màu đen của cô.

Sony từng bán ra máy quay nhìn xuyên quần áo nhưng đã thu hồi ngay sau đó.

Sony đã cố gắng cải thiện tình hình bằng cách tung ra máy quay mới loại bỏ chức năng này, nhưng nhiều người vẫn tìm những cách thức mới để cải tiến máy quay mới này và nó vẫn có thể nhìn xuyên quần áo bằng việc sử dụng các bộ lọc đặc biệt. Các máy quay này được bán với mức giá cao 700 USD. Tuy nhiên, Sony đã đủ mạnh mẽ để không chịu trách nhiệm đối với những máy quay sửa đổi.

Các câu hỏi về tính pháp lý như một hệ quả của việc sử dụng rộng rãi của máy quay Sony đã được đưa ra, rằng hệ thống tư pháp là không đủ năng lực để đối phó với tình huống này, không luật nào có thể được sử dụng để áp dụng với tình huống phạm tội như vậy. Mặc dù, mặc quần áo không thuộc quyền riêng tư của một cá nhân.

“Đó là một sự phẫn nộ, tôi nghĩ rằng nó sẽ làm phẫn nộ bất cứ ai. Bạn đi ra ngoài và bạn không muốn mọi người nhìn qua quần áo bạn. Bất kỳ tòa án nào cũng thấy rằng điều này vi phạm quyền riêng tư”, Martha Davis cho biết, lúc đó là giám đốc của Tổ chức Quốc gia về quỹ pháp lý Quốc phòng nữ. Cô hiện đang làm việc như một giáo sư Luật tại Đại học Northeastern, Boston.

Theo: fossbytes

Góc quảng cáo