Siri là một trong những trợ lý ảo đầu tiên có mặt trên điện thoại di động, tuy nhiên “cô nàng” không được các doanh nghiệp tin dùng bằng Cortana, Assistant hay Alexa.

Siri vắng mặt trong Top 3 trợ lý ảo được doanh nghiệp ưa thích

Các khảo sát mới đây đều cho thấy Google Assistant và Amazon Alexa là hai trợ lý ảo kích hoạt bằng giọng nói được yêu thích nhất trên thị trường. Nếu tính trong cả khối khách hàng doanh nghiệp, cái tên thứ 3 xuất hiện trong danh sách là Cortana của Microsoft.

Một khảo sát của hãng Pindrop chỉ ra rằng có tới 67% doanh nghiệp toàn cầu xác định sử dụng trợ lý ảo để giao tiếp với khách hàng trong vòng 5 năm tới. Tại Mỹ, tỷ lệ này lên tới 82%. Đây cũng là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp đang sử dụng trợ lý ảo trong công việc nhiều nhất: lên tới 38%.

Cũng trong kết quả được Pindrop cung cấp, 78% công ty dự định chi tiền đầu tư để xây dựng một hệ thống giao tiếp với khách hàng xoay quanh Cortana của Microsoft trong vòng 2 năm tới. Google Assistant cũng có tỷ lệ lựa chọn tương tự trong cùng thời gian, trong khi Alexa của Amazon đạt 77%.

Trợ lý ảo Watson của IBM xếp kế tiếp với 69%, Siri đứng thứ 5 với 68% và thấp nhất là Bixby đến từ Samsung (62%). Tuy nhiên, so với các “đồng nghiệp” thì Siri khá non trẻ, mới xuất hiện trên thị trường từ năm 2017.

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giao tiếp với khách hàng nhằm mục đích cải thiện điểm hài lòng của khách. Kết quả trên được 94% người giữ vai trò quản lý công ty thừa nhận. 88% nói rằng những hệ thống như vậy giúp đơn vị của mình vận hành với ưu điểm và có tính cạnh tranh cao hơn.

Trong khi các đơn vị kinh doanh tỏ ra hào hứng với công dụng của nhân viên điện tử trong “nền kinh tế giao tiếp” thì vẫn còn những khách hàng lo lắng. Đa phần (85%) công ty cho rằng sự phổ biến của công nghệ này sẽ bị kéo tụt lại bởi nỗi lo lạm dụng thông tin từ người dùng.

Có tới 82% doanh nghiệp cho biết người sử dụng dịch vụ của hTọ e ngại về các lỗi xảy đến với công nghệ này.

Theo Phone Arena

Góc quảng cáo