Samsung Vina đã phối hợp với Dự án phòng chống Mù lòa (BOM) tổ chức lễ khởi động “Dự án cải thiện chăm sóc sức khỏe nhãn khoa cho cộng đồng thông qua sử dụng hệ thống dữ liệu EYELIKE”.
Đây là chương trình nhằm hướng tới sự cải thiện tốt hơn sức khỏe nhãn khoa cho cộng đồng thông qua sử dụng thiết bị chụp ảnh đáy mắt EYELIKE. Chương trình là một phần của Dự án Galaxy Upcycling của Samsung toàn cầu được thực hiện từ năm 2016, mang đến những phương thức cải tiến trong việc tái chế hoặc tái sử dụng các thiết bị cao cấp đời cũ không còn sử dụng và giúp cán bộ y tế chẩn đoán, sàng lọc sớm các bệnh về đáy mắt tại các Bệnh viện hoặc trạm y tế – nơi thiếu các bác sỹ chuyên khoa mắt.
Chương trình Galaxy Upcycling và nền tảng EYELIKE
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Liên Hiệp Quốc, mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử, nhưng chỉ 20% trong số đó được tái chế. Như một phần của chính sách kinh tế tuần hoàn, Samsung đã cho ra mắt Chương trình Galaxy Upcycling cung cấp những cách thức sáng tạo nhằm nâng cấp hoặc tái sử dụng các thiết bị di động thuộc phân khúc flagship của Samsung.
Cũng từ chương trình Galaxy Upcycling này, các chuyên gia của Samsung đã tìm cách tái sử dụng các thiết bị di động cao cấp của mình để trở thành một phần của máy chụp ảnh đáy mắt cầm tay thuộc nền tảng EYELIKE. Khi đó, Kính soi đáy mắt nâng cấp EYELIKE được kết nối với thiết bị Galaxy để chụp ảnh đáy mắt. Thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích và tự động chẩn đoán bệnh lý nhãn khoa từ hình ảnh đáy mắt chụp từ thiết bị và ứng dụng điện thoại thông minh có thể chỉnh sửa thông tin dữ liệu bệnh nhân chuẩn xác khi mô tả kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị.
Chương trình lần này là bước khởi đầu cho sự hợp tác toàn cầu của Samsung với các tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên về phòng chống mù lòa và cải thiện chăm sóc sức khỏe nhãn khoa tận dụng tối ưu cơ sở hạ tầng và mạng lưới Dịch vụ Chăm sóc Khách hàng của Công ty Điện tử Samsung Vina, mở rộng quy mộ Hệ thống dữ liệu EYELIKE. Trước mắt, quan hệ hợp tác chặt chẽ với Dự án BOM sẽ góp phần cải thiện sức khỏe nhãn khoa của bệnh nhân tiểu đường ở tỉnh Tiền Giang.
Phát biểu tại buổi lễ, Ông KUBA Baek, Quản lý cấp cao, Bộ phận Chăm sóc Khách hàng, Samsung Điện Tử toàn cầu cho biết: “Việc phát triển thiết bị chẩn đoán sức khỏe nhãn khoa di động xuất phát từ mong muốn giúp cải thiện sức khỏe nhãn khoa cho người dân Việt Nam đặc biệt là những khu vực ở các vùng miền còn thiếu thốn và khó tiếp cận với các cơ sở y tế, thiếu các thiết bị chẩn đoán sớm giúp ích cho việc điều trị các bệnh về mắt”
Hệ thống dữ liệu EYELIKE là sản phẩm được hình thành từ Cuộc thi tìm kiếm giải pháp cho tương lai Samsung Tomorrow Solutions tổ chức năm 2013. Hệ thống bao gồm 3 phần chính là một máy chụp ảnh đáy mắt cầm tay dễ sử dụng được kết nối với điện thoại thông minh; ứng dụng điện thoại thông minh có thể chỉnh sửa thông tin dữ liệu bệnh nhân chuẩn xác khi mô tả kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị; thuật toán nhận dạng mẫu chẩn đoán các bệnh về mắt khác nhau từ hình ảnh đáy mắt chụp được từ thiết bị.
Hệ thống dữ liệu EYELIKE giúp tầm soát các căn bệnh có thể gây mù mắt như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, Thoái hóa điểm vàng theo độ tuổi (AMD hoặc ARMD) ở cấp độ cộng đồng. Hệ thống dữ liệu EYELIKE bao gồm 3 bộ phận chính: i) Một kính soi đáy mắt sử dụng điện thoại Galaxy để chụp hình ảnh đáy mắt, ii) một thuật toán trí tuệ nhân tạo phân tích hình ảnh đáy mắt và tự động chẩn đoán bệnh lý nhãn khoa, và iii) ứng dụng di động được xây dựng tùy chỉnh và hệ thống CNTT y tế được tích hợp vào hệ thống y tế của chính phủ Việt Nam. Nền tảng này cho phép các chuyên gia sức khỏe có thể tiến hành chẩn đoán các căn bệnh có thể gây mù lòa theo chuẩn quốc tế với thời gian ngắn hơn và chi phí ít hơn, trong khi vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết
Từ năm 2017, Công ty Điện tử Samsung, phối hợp với Dự án Phòng chống Mù lòa (BOM), đã triển khai Hệ thống dữ liệu EYELIKE tại 20 xã thuộc huyện Vĩnh Linh (Dân số: 85.584 người tính đến năm 2009), tỉnh Quảng Trị và 15 xã tại huyện Đông Hy (Dân số: 107.769 người tính đến năm 2009), tỉnh Thái Nguyên. Dự án BOM cho thấy: thông qua các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCTs) có thể đánh giá tác động của Hệ thống dữ liệu như; tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp trong sàng lọc những người mắc bệnh võng mạc tiểu đường, hiệu quả chi phí của Hệ thống dữ liệu, hoạt động phân tích các căn bệnh phổ biến trong cộng đồng, việc tiếp nhận các thiết bị EYELIKE mới, khả năng phân loại hình ảnh và tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân. Nếu thành công, công nghệ tích hợp sáng tạo này sẽ góp phần giảm nỗi lo mất thị lực, xóa bỏ căn bệnh mù lòa có thể phòng ngừa được trong điều kiện hạn chế tài nguyên đồng thời ngăn ngừa tác động có hại đến môi trường bằng cách giảm chất thải điện tử.
Thông qua việc hợp tác với Dự án BOM, Công ty Điện tử Samsung sẽ tiếp tục đóng góp vào việc chăm sóc sức khỏe nhãn khoa phù hợp cho mọi người dân tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ mở rộng Hệ thống dữ liệu EYELIKE.
Trong lễ khởi động dự án, Công ty Điện tử Samsung cũng trao tặng một số thiết bị chuẩn đoán sức khỏe nhãn khoa di động cho tổ chức Orbis Việt Nam. Theo kế hoạch, các thiết bị này sẽ được áp dụng thử nghiệm trong việc khám sàng lọc đáy mắt cho bệnh nhân tiểu đường tại cộng đồng. Tổ chức Orbis Việt Nam hiện đang triển khai mô hình quản lý toàn diện Bệnh Võng mạc Đái tháo đường tại Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Samsung