Làm mờ PWM trên smartphone là gì?
Quote from Nhật Nam on 18/12/2024, 11:15Khả năng làm mờ PWM đã xuất hiện từ rất lâu trên các thiết bị xuất hình ảnh nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Các nhà sản xuất thiết bị đang dần quan trọng hóa vai trò của PWM (điều chế độ rộng xung) đối với điện thoại thông minh. Hãng Honor tự hào về khả năng làm mờ PMW lên đến 3840Hz của Honor 90, trong khi đó Realme cũng đẩy mạnh thông số này lên đến 2160Hz trên sản phẩm Realme 10 Pro+ 5G của mình.
Các công ty công nghệ đảm bảo rằng với tần số làm mờ PWM càng cao thì càng đảm bảo cho người dùng có được trải nghiệm màn hình không nhấp nháy. Ngoài ra đây còn là một trong những cách giúp giảm thiểu tình trạng mỏi mắt sau một thời gian nhìn màn hình. Vậy công nghệ này hoạt động ra sao? Liệu nó có thật sự tốt cho mắt hay không?
Làm mờ PWM là gì
Để có thể hiểu cơ bản PWM là gì và những ứng dụng khoa học liên quan, hãy tưởng tượng khi bạn đang liên tục tắt mở một bóng đèn trong phòng. Bạn càng giữ thời gian đèn ở trạng thái mở lâu thì phòng càng sáng và ngược lại. Tuy nhiên, dù cho ở trạng thái nào nhiều hơn, bạn vẫn sẽ dần mỏi mắt với tình trạng lập lòe như vậy.
Đây chính là cơ chế hoạt động của PWM, một công nghệ giúp bạn điều khiển hoặc điều phối độ sáng hay ở đây là độ sáng của màn hình. Về cơ bản thì công nghệ này sẽ liên tục tắt mở đèn màn hình theo một tần số cố định, thông qua đó tạo ra cảm giác về các độ sáng khác nhau.
Chữ P trong tên đại diện cho Pulse (xung). Một xung bao gồm một lần tắt mở nguồn sáng. Chữ W đại diện cho Width (độ rộng), đại diện cho thời gian nguồn sáng ở trạng thái mở trong mỗi xung. Ví dụ tín hiệu PWM có tần số 200Hz nghĩa là mỗi giây sẽ có 200 lần nguồn sáng được tắt và mở.
Do đó, nếu nguồn sáng ở trạng thái "mở" trong thời gian lâu hơn trong mỗi một xung, bạn sẽ nhận được kết quả là độ sáng cao hơn. Ngược lại, khi giảm độ sáng, PWM sẽ tắt nguồn sáng đi, tạo ra cảm giác độ sáng màn hình giảm đi. Khi đó nếu số xung quá ít, bạn sẽ bắt đầu để ý thấy những vạch nhấp nháy trên màn hình.
Cách làm mờ PWM hoạt động và tầm quan trọng của chúng
Vậy nếu màn hình của mình tắt mở liên tục thì tại sao bạn lại không thể thấy việc này xảy ra.
Câu trả lời nằm ở việc mắt người có những giới hạn nhất định. Mắt của bạn thực tế không thể thấy được việc chớp tắt trên màn hình, nhưng như vậy không có nghĩa là hiện tượng này không ảnh hưởng xấu đến mắt. Nếu việc nhấp nháy có tần số rất cao (khoảng 200Hz) thì bạn sẽ không thể thấy chúng. Tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra tình trạng nhức đầu hoặc đôi lúc là động kinh.
Đó là lý do tại sao cơ chế làm mờ PWM trở nên tối quan trọng. Khi độ sáng màn hình đang ở mức thấp (trong trường hợp dùng điện thoại trong phòng tối), bạn hoàn toàn có thể thấy hiện tượng nhấp nháy nếu tính năng làm mờ PWM không hoạt động tốt. Cần lưu ý là bất kỳ bất thường nào trên màn hình đều nhanh chóng dẫn đến đau mỏi mắt.
Tần số PWM hoàn hảo và cách kiểm tra
Tần số làm mờ PWM được đo bằng đơn vị hertz (Hz). Cơ chế làm mờ PWM trên điện thoại đạt độ lý tưởng khi có tần số vượt trên 200Hz. Một số màn hình hiển thị của điện thoại hoặc thậm chí là PC luôn cố gắng duy trì tần số PWM tối thiểu là 240Hz nhằm giúp mắt người dùng bỏ qua hiện tượng nhấp nháy. Phương pháp thay thế PWM có thể kể đến là làm mờ DC dù hữu hiệu nhưng lại không thể cung cấp độ sáng tương tự.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất cũng ưu tiên sử dụng làm mờ PWM thay cho làm mờ DC đối với màn hình OLED. Một số phương pháp phối hợp cả hai cách làm mờ cũng đã được ứng dụng nhưng làm mờ PWM vẫn được ưu tiên khi điều chỉnh nguồn sáng màn hình ở mức thấp. Lý do là vì từng pixel trong màn hình OLED đều gắn với màu sắc trực tiếp thay cho việc sử dụng đèn nền như màn hình LCD. Việc sử dụng làm mờ DC (vốn có cơ chế giảm độ sáng của đèn nền) trên màn hình OLED có thể dẫn đến việc sai lệch màu sắc.
Một vài dòng điện thoại cao cấp như iPhone, Google Pixel, Samsung Galaxy S... có tần số PWM từ 240Hz đến 500Hz. Như đã đề cập, Honor đưa ra tần số PWM là 3840Hz trên điện thoại Honor 90. Nếu thử chụp màn hình iPhone bằng một máy ảnh khác, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng nhấp nháy ở nhiều độ sáng màn hình khác nhau.
Hiện tượng nhấp nháy sẽ luôn diễn ra bất kể thế nào. Nhưng thông qua việc tinh chỉnh phần cứng cũng như một số phần mềm, các nhà sản xuất có khả năng giảm thiểu việc nhấp nháy đến máy tối thiểu, tiến đến việc nhấp nháy nhưng không gây hại cho sức khỏe người dùng.
PWM có quan trọng với mắt không?
Câu trả lời ngắn gọn là có. Tần số mờ PWM càng cao càng ít gây hại cho mắt.
Hầu hết các nhà sản xuất luôn đảm bảo duy trì độ mờ PMW ở mức tối thiểu ít gây hại nhất cho người dùng. Nếu điện thoại thông minh đảm bảo cung cấp khả năng làm mờ PWM ở tần số rất cao thì người dùng hoàn toàn có thể an tâm rằng có rất ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh tập trung vào việc phát triển khả năng làm mờ PWM trên thiết bị của mình. Liệu điều này có thể dẫn đến một cuộc đua trong tương lai nơi người dùng chạm tay đến các thiết bị đảm bảo an toàn cho mắt một cách hoàn hảo hay không.
Theo 91mobiles
Khả năng làm mờ PWM đã xuất hiện từ rất lâu trên các thiết bị xuất hình ảnh nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết đến thuật ngữ này.
Các nhà sản xuất thiết bị đang dần quan trọng hóa vai trò của PWM (điều chế độ rộng xung) đối với điện thoại thông minh. Hãng Honor tự hào về khả năng làm mờ PMW lên đến 3840Hz của Honor 90, trong khi đó Realme cũng đẩy mạnh thông số này lên đến 2160Hz trên sản phẩm Realme 10 Pro+ 5G của mình.
Các công ty công nghệ đảm bảo rằng với tần số làm mờ PWM càng cao thì càng đảm bảo cho người dùng có được trải nghiệm màn hình không nhấp nháy. Ngoài ra đây còn là một trong những cách giúp giảm thiểu tình trạng mỏi mắt sau một thời gian nhìn màn hình. Vậy công nghệ này hoạt động ra sao? Liệu nó có thật sự tốt cho mắt hay không?
Làm mờ PWM là gì
Để có thể hiểu cơ bản PWM là gì và những ứng dụng khoa học liên quan, hãy tưởng tượng khi bạn đang liên tục tắt mở một bóng đèn trong phòng. Bạn càng giữ thời gian đèn ở trạng thái mở lâu thì phòng càng sáng và ngược lại. Tuy nhiên, dù cho ở trạng thái nào nhiều hơn, bạn vẫn sẽ dần mỏi mắt với tình trạng lập lòe như vậy.
Đây chính là cơ chế hoạt động của PWM, một công nghệ giúp bạn điều khiển hoặc điều phối độ sáng hay ở đây là độ sáng của màn hình. Về cơ bản thì công nghệ này sẽ liên tục tắt mở đèn màn hình theo một tần số cố định, thông qua đó tạo ra cảm giác về các độ sáng khác nhau.
Chữ P trong tên đại diện cho Pulse (xung). Một xung bao gồm một lần tắt mở nguồn sáng. Chữ W đại diện cho Width (độ rộng), đại diện cho thời gian nguồn sáng ở trạng thái mở trong mỗi xung. Ví dụ tín hiệu PWM có tần số 200Hz nghĩa là mỗi giây sẽ có 200 lần nguồn sáng được tắt và mở.
Do đó, nếu nguồn sáng ở trạng thái "mở" trong thời gian lâu hơn trong mỗi một xung, bạn sẽ nhận được kết quả là độ sáng cao hơn. Ngược lại, khi giảm độ sáng, PWM sẽ tắt nguồn sáng đi, tạo ra cảm giác độ sáng màn hình giảm đi. Khi đó nếu số xung quá ít, bạn sẽ bắt đầu để ý thấy những vạch nhấp nháy trên màn hình.
Cách làm mờ PWM hoạt động và tầm quan trọng của chúng
Vậy nếu màn hình của mình tắt mở liên tục thì tại sao bạn lại không thể thấy việc này xảy ra.
Câu trả lời nằm ở việc mắt người có những giới hạn nhất định. Mắt của bạn thực tế không thể thấy được việc chớp tắt trên màn hình, nhưng như vậy không có nghĩa là hiện tượng này không ảnh hưởng xấu đến mắt. Nếu việc nhấp nháy có tần số rất cao (khoảng 200Hz) thì bạn sẽ không thể thấy chúng. Tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra tình trạng nhức đầu hoặc đôi lúc là động kinh.
Đó là lý do tại sao cơ chế làm mờ PWM trở nên tối quan trọng. Khi độ sáng màn hình đang ở mức thấp (trong trường hợp dùng điện thoại trong phòng tối), bạn hoàn toàn có thể thấy hiện tượng nhấp nháy nếu tính năng làm mờ PWM không hoạt động tốt. Cần lưu ý là bất kỳ bất thường nào trên màn hình đều nhanh chóng dẫn đến đau mỏi mắt.
Tần số PWM hoàn hảo và cách kiểm tra
Tần số làm mờ PWM được đo bằng đơn vị hertz (Hz). Cơ chế làm mờ PWM trên điện thoại đạt độ lý tưởng khi có tần số vượt trên 200Hz. Một số màn hình hiển thị của điện thoại hoặc thậm chí là PC luôn cố gắng duy trì tần số PWM tối thiểu là 240Hz nhằm giúp mắt người dùng bỏ qua hiện tượng nhấp nháy. Phương pháp thay thế PWM có thể kể đến là làm mờ DC dù hữu hiệu nhưng lại không thể cung cấp độ sáng tương tự.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất cũng ưu tiên sử dụng làm mờ PWM thay cho làm mờ DC đối với màn hình OLED. Một số phương pháp phối hợp cả hai cách làm mờ cũng đã được ứng dụng nhưng làm mờ PWM vẫn được ưu tiên khi điều chỉnh nguồn sáng màn hình ở mức thấp. Lý do là vì từng pixel trong màn hình OLED đều gắn với màu sắc trực tiếp thay cho việc sử dụng đèn nền như màn hình LCD. Việc sử dụng làm mờ DC (vốn có cơ chế giảm độ sáng của đèn nền) trên màn hình OLED có thể dẫn đến việc sai lệch màu sắc.
Một vài dòng điện thoại cao cấp như iPhone, Google Pixel, Samsung Galaxy S... có tần số PWM từ 240Hz đến 500Hz. Như đã đề cập, Honor đưa ra tần số PWM là 3840Hz trên điện thoại Honor 90. Nếu thử chụp màn hình iPhone bằng một máy ảnh khác, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng nhấp nháy ở nhiều độ sáng màn hình khác nhau.
Hiện tượng nhấp nháy sẽ luôn diễn ra bất kể thế nào. Nhưng thông qua việc tinh chỉnh phần cứng cũng như một số phần mềm, các nhà sản xuất có khả năng giảm thiểu việc nhấp nháy đến máy tối thiểu, tiến đến việc nhấp nháy nhưng không gây hại cho sức khỏe người dùng.
PWM có quan trọng với mắt không?
Câu trả lời ngắn gọn là có. Tần số mờ PWM càng cao càng ít gây hại cho mắt.
Hầu hết các nhà sản xuất luôn đảm bảo duy trì độ mờ PMW ở mức tối thiểu ít gây hại nhất cho người dùng. Nếu điện thoại thông minh đảm bảo cung cấp khả năng làm mờ PWM ở tần số rất cao thì người dùng hoàn toàn có thể an tâm rằng có rất ít nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh tập trung vào việc phát triển khả năng làm mờ PWM trên thiết bị của mình. Liệu điều này có thể dẫn đến một cuộc đua trong tương lai nơi người dùng chạm tay đến các thiết bị đảm bảo an toàn cho mắt một cách hoàn hảo hay không.
Theo 91mobiles