Ngày nay, khi các thiết bị điện tử đã len lỏi vào khắp ngõ ngách trong cuộc sống, Pin Lithium xuất hiện gần như hầu hết trong các thiết bị vì tính đa năng của nó. Từ laptop, điện thoại di động, máy nghe nhạc, pin sạc dự phòng … đều có sự góp mặt của pin lithium.

Tuy nhiên có một điều khó hiểu (và rất khó chịu) là sau một thời gian sử dụng, pin có hiện tượng bị phồng lên và hư hỏng. Có bạn xài rất ít vẫn bị phồng, có bạn xài lâu mới bị. Còn có bạn thì qua 1 đêm sạc sáng mai thấy phồng như có bầu.

Vậy vì sao pin Lithium bị phồng?

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo pin Lithium. Pin Lithium khá đơn giản: 1 cực âm, 1 cực dương và chất điện giải. Chất điện giải này không phải là loại có trong nước tăng lực các bạn hay uống, mà là loại có thể mang điện tích và giải phóng điện tích. Nó có thể tồn tại dưới dạng lỏng hoặc dạng gel tuỳ vào ứng dụng.

Pin phồng (phù): Nguyên nhân, hiện tượng và cách xử lý

Trong quá trình giải phóng điện năng (discharge) và tích tụ điện nặng (charge) thì chất điện giải này sẽ sản sinh ra KHÍ. Khí này chủ yếu là oxygen nhưng cũng bao gồm nhiều loại khác như CO2, CO… nhưng chiếm phần lớn là Oxygen.

Chính những khí được tạo ra trong quá trình sạc và sử dụng này đã làm phồng pin của bạn. Đây là một quá trình phản ứng hoá học không thể nào đảo ngược hoặc dừng lại. Nó sẽ liên tục cho đến một ngày nào đó, lượng khí đủ để làm phồng pin của bạn đến mức nó làm bạn chú ý.

Cần thấy rằng, điện được giải phóng và tích tụ được là nhờ vào phản ứng hoá học của chất điện giải – đó là đặc điểm cơ bản của pin lithium. Do đó có những tác nhân chính sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng khí gồm:

  • Phóng điện quá mức cho phép – hoặc phóng điện mạnh quá đột ngột
  • Bị sạc nhồi quá mức cho phép
  • Nhiệt độ lõi pin cao quá mức cho phép.

Bạn hẳn đã biết những lõi pin lithium khi bị phồng nếu có 1 tác nhân nhỏ gây cháy (hoặc đoản mạch trong lõi pin) nó sẽ cháy nổ bùng lên rất khủng khiếp. Lý do chính trong đó là do khí sản sinh ra bên trong chủ yếu là oxygen. Oxygen không thể tự cháy nhưng nếu có mồi lửa dù là nhỏ nhất nó sẽ gây nổ và để lại hậu quả nghiêm trọng.

YouTube video

Mình sẽ giải đáp một số trường hợp dựa vào kiến thức ở trên để các bạn thấy rõ hơn các bệnh mà pin Lithium hay gặp:

1. Vì sao điện thoại cùng đời, cùng model nhưng có người xài mau phồng, có người lâu phồng?

Khi sử dụng điện thoại, nếu bạn hay chơi game hoặc làm tác vụ nặng thì máy rất hay nóng. Ngoài chuyện nóng vì vi xử lý, còn có 1 lý do khác là pin bị nóng lên do thiết bị kéo điện quá mạnh. Đây cũng có thể là 1 lý do khiến 1 số bạn hay thoát ứng dụng trên Android sẽ dễ bị chai hoặc phồng pin hơn so với những bạn không làm thế (chú ý thông tin này chưa có kiểm định độc lập – chỉ suy đoán).

Ngoài ra còn do phần sạc cấp dòng/áp có ổn định hay không khi sạc cũng ảnh hưởng đến pin. Cái này thấy rõ nhất ở các pin sạc dự phòng.

2. Vì sao tôi cắm sạc pin dự phòng, sáng mai thấy pin phồng to?

Trong các sạc dự phòng đều có chip để đo áp đến mức nào đó sẽ tự ngắt sạc. Thông thường là từng lõi lên đến 4.1 là dừng lại cho loại lõi thông dụng 3.7Volt. Tuy nhiên vì lý do nào đó, chip của bạn đã bị lỗi và dẫn đến bị sạc quá tay và thúc đẩy mạnh quá trình phân rã của chất điện giải dẫn đến phồng ngay lập tức. Chú ý trường hợp này hoàn toàn có thể gây nổ!

Pin phồng (phù): Nguyên nhân, hiện tượng và cách xử lý

3. Vì sao tôi xài pin dự phòng với charger (củ sạc) xịn mà nó vẫn bị phồng nhanh?

Ở 1 số pin dự phòng có hỗ trợ USB-C loại có thể ra được đến 20Volt các bạn cần chú ý đến công suất tối da mà các nhà sản xuất ghi trên đó. Nếu 1 củ sạc USB-C cấp tối đa 30W nhưng các bạn cố cắm vào thiết bị có thể kéo đến 60-90W thì chỉ trong thời gian ngắn chip điều áp sẽ không thể chịu nổi, dễ gây cháy hoặc dẫn đến tình trạng lõi pin của bạn bị áp lực giải phóng điện quá mạnh và quá nhanh so với sức của nó. Khi đó lượng khí sinh ra sẽ rất lớn và nhanh chóng làm phồng pin.

Các mạch sạc đời mới đều có hạn dòng, nhưng có thể do trong quá trình sử dụng hoặc sản xuất có vấn đề dẫn đến việc bị hư hỏng làm nó không kiểm soát được khả năng làm việc của lõi pin. Điều này cũng dãn đến việc pin bị phồng nhanh chóng

4. Tôi xài sạc xịn, cục sạc dự phòng cũng xịn, cũng sạc bài bản và sử dụng đúng cách như tại sao vẫn phồng nhanh?

Pin phồng (phù): Nguyên nhân, hiện tượng và cách xử lý

Cái này thì do ăn ở thôi bạn ^^!. Cơ bản có thể do chất điện giải có vấn đề, hoặc do mạch sạc có vấn đề ngay từ khi nó xuất xưởng, 1 lô hàng lỗi 

5. Vậy tôi nên làm gì khi pin bị phồng?

Nếu là pin dự phòng, thì bạn nên bỏ đừng luyến tiếc. Nếu là laptop thì bạn nên thay pin và nhớ nhờ kỹ thuật viên kiểm tra mạch sạc trên máy xem có đang ổn định hay không.

Đừng bao giờ cố gắng sủa chữa pin bị phồng vì nó CỰC KÌ NGUY HIỂM!

Và vì pin Lithim có cấu tạo khác pin Niken nên khi bỏ đi, bạn đừng bỏ nó vào chai nhựa, mà hãy bỏ vào 1 cái hộp thiếc rồi mang ra Coop-mart hoặc Vinmart, hoặc 1 đơn vị nào đó có thu hồi pin cũ.

Bạn nhớ chú ý: phải luôn luôn bảo quản và giữ pin Lithium trong hôp thiếc để đảm bảo cho dù nó có cháy nổ sẽ vẫn không gây nguy hiểm.

Pin phồng (phù): Nguyên nhân, hiện tượng và cách xử lý

Đừng bao giờ coi thường pin Lithium và đừng bao giờ quăng 1 cục pin lithium vào thùng rác hoặc vào thừng chờ mang đi tái chế mà không bỏ nó vào 1 thiết bị chống cháy.

Sau bài này các bạn sẽ thấy pin lithium đơn giản và nó không khó hiểu lắm. Cuối cùng là vì sự an toàn của bản thân hãy chọn những hãng có uy tín để mua sạc dự phòng hoặc pin nhá.

Góc quảng cáo