Sau lệnh cấm TikTok từ tháng trước do chứa những nội dung thô tục, cơ quan quản lý phương tiện truyền thông Pakistan vừa khôi phục lại quyền truy cập vào ứng dụng chia sẻ video ngắn.

Cụ thể, tháng trước tòa Thượng thẩm tại thành phố Peshawar, Tây Bắc Pakistan, đã yêu cầu cơ quan quản lý viễn thông bản địa chặn ứng dụng TikTok. Nguyên nhân ban hành lệnh cấm TikTok bởi những nội dung được phát tán trên nền tảng truyền thông xã hội này đi trái với giá trị đạo đức của quốc gia Hồi giáo.

Pakistan chính thức dỡ bỏ lệnh cấm TikTok

Tại buổi điều trần, Tariq Gandapur, vị quan chức cơ quan cấp cao Pakistan, xác nhận TikTok đã cam kết đảm bảo chặn toàn bộ người dùng chia sẻ nội dung “thô tục”.

Jahanzeb Mehsud, luật sư của Cơ quan Viễn thông Pakistan, cho biết TikTok đã cam kết sẽ lọc nội dung đăng tải phù hợp với văn hóa bản địa. Và phía TikTok hoan nghênh việc Pakistan gỡ bỏ lệnh cấm trên.

Đây không phải lần đầu quốc gia Hồi giáo ban hành lệnh cấm TikTok. Tháng 10 năm ngoái, nhà chức trách Pakistan cũng đã đưa ứng dụng chia sẻ video này vào blacklist do chứa những nội dung đi ngược với văn hóa và đạo đức. Khi đó, một trong những cố vấn của Thủ tướng Imran Khan cáo buộc TikTok đã tác động đến hành vi tình dục không đúng đắn của các cô gái trẻ, đi ngược lại với văn hóa quốc gia.

Ngay sau đó, đại diện TikTok cũng cam kết sẽ lọc lại những nội dung được đăng tải trên nền tảng, đảm bảo phù hợp với quy định và “thuần phong mỹ tục” của Pakistan.

TikTok – ứng dụng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc) – đã có đến 39 triệu lượt tải xuống ở Parkistan, đang rất phổ biến trong giới trẻ nước này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Đăng video lên ứng dụng TikTok giúp nhiều người trở nên nổi tiếng, giúp họ thể hiện tài năng của mình với hàng triệu người trên toàn cầu.

Sự phổ biến của TikTok ở nước này khởi đầu bằng việc Jannat Mirza – TikToker người Pakistan đầu tiên đạt được con số 10 triệu người theo dõi trên ứng dụng. Cô nổi tiếng với những màn hát nhép và video chuyển động chậm ở Bollywood. Sau đó, Jannat Mirza được nhiều chuyên gia trong ngành tìm đến với những hợp đồng diễn xuất và người mẫu giá trị.

TikTok được đánh giá là ứng dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới từ khi ra mắt năm 2016. Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh cấm TikTok bởi nền tảng mạng xã hội này không có khẩu kiểm duyệt nội dung chặt chẽ, khiến nhiều nội dung không phù hợp văn hóa bản địa bị đăng tải.


Bạn nghĩ sao về ứng dụng TikTok? Mời để lại ý kiến ở phần bình luận nhé!

Góc quảng cáo