Trẻ em có sự phát triển bình thường về trí não lẫn nhân cách là khi chúng yêu thích chạy nhảy, khám phá những điều xung quanh, thậm chí có thể nói chuyện, cười đùa liên tục mà không biết mệt.
Thế nhưng, khi cuộc sống ngày càng hiện đại và thiết bị công nghệ trở nên phổ biến trong hầu hết các gia đình, nó mặc nhiên trở thành tác nhân gây ra sự tách biệt giữa những đứa trẻ và cha mẹ chúng.
Thiết bị điện tử có một sức hút kỳ diệu đối với trẻ em, đến nỗi chúng có thể mang đến sự yên tĩnh lạ kỳ và các phụ huynh thì thoải mái làm việc riêng của họ mà không cần để mắt đến. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh quá lạm dụng vào smartphone để mua chuộc sự im lặng của con mình, thì chính họ đã và đang huỷ hoại bộ não thông minh vốn có của bé.
Với việc bố mẹ cho phép con mình sử dụng thiết bị điện tử với mục đích giáo dục hoặc thu hút sự tập trung của trẻ để tiết kiệm thời gian cho ăn thì đó vẫn được xem là tính hữu ích của smartphone và tablet. Dù vậy, bạn vẫn nên tham khảo một số tác hại của thiết bị điện tử đối với con mình
Tác hại khi trẻ em làm quen với màn hình điện tử quá sớm.
Ngày nay trẻ em không còn hứng thú với những buổi dã ngoại hoặc tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường học nữa. Thay vào đó, chúng làm bạn với màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng sớm hơn và nhiều hơn, đó là một thói quen cực kỳ nguy hiểm với 3 năm đầu đời của một đứa trẻ.
Theo hầu hết các kết quả nghiên cứu của Hiệp hội bác sĩ nhi khoa Mỹ, họ đã tìm ra một số hạn chế và sàng lọc độ tuổi thích hợp để trẻ em bắt đầu làm quen với màn hình điện tử. Khi đứa trẻ bắt đầu lên 2, khoảng 90% trẻ em nên xem truyền hình, khi lớn lên, chúng sẽ tự nhận thức và sàng lọc thời gian nên sử dụng đồ điện tử.
Trẻ em tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử sẽ không thể phát triển khả năng giao tiếp, hạn chế tư duy học hỏi, dễ mắc các chứng bệnh tâm thần và làm giảm đi sự gắn kết tình cảm với cha mẹ. Đó là những nguyên nhân khiến phần lớn thanh thiếu niên ngày nay không có lý tưởng sống ý nghĩa và thực tế. Họ xem chiếc điện thoại di động là người bạn tốt, là tất cả đối với họ và làm họ xa cách cuộc sống thực tại.
Bạn muốn con mình trưởng thành bằng cách nào?
Khi nói về trẻ em, những mầm non của tương lai, chắc chắn chúng ta phải dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng. Vì thế, các bậc phụ huynh nên lựa chọn những ứng dụng giáo dục, đọc truyện hoặc chơi game bổ ích cho con mình.
Nhưng cũng không nên quên rằng trẻ em cần được giao tiếp, lắng nghe và truyền đạt để phát triển khả năng nhận thức càng nhiều càng tốt. Sự tương tác giữa con người với con người là cách tốt nhất để giúp một đứa trẻ lớn lên, có ý thức sống lành mạnh và hướng ngoại. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để chúng không bị cuốn hút bởi các xu hướng công nghệ, chống lại sự tha hoá và dị tật trong tư duy của con người.
Đến tuổi đi học, những điều này sẽ được phản ánh qua cách trẻ kết bạn và sinh hoạt tập thể. Cách trẻ chấp nhận làm quen với những điều không quen thuộc với mình cũng giúp các bé có được những tình bạn đẹp và đáng nhớ trong tuổi thơ của mình.
Bạn sẽ dễ quản lý và giáo dục con mình hơn khi bạn hiểu tâm lý trẻ. Vì vậy, trước hết cha mẹ hãy là người bạn tốt của con mình, hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ thay vì bỏ mặc chúng với những thiết bị điện tử lạnh lùng kia. Và đừng quên tạo cho con mình thói quen đọc sách, đó là những khung cửa sổ mang lại nhiều điều bổ ích và thú vị nhất của thế giới đến cho con bạn.