Tù nhân Na Uy bị giam giữ ở đây không có cảm giác đang đi cải tạo, mà đơn giản là họ tham gia vào một kỳ nghỉ dài hạn bên bờ biển.

Du khách đến Na Uy không chỉ được tham quan thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thưởng thức các món ăn ngon đặc sản, mà sẽ còn được hướng dẫn viên giới thiệu về một nhà tù kỳ lạ có tên là Bastoy.

Để giải trí, họ có thể tắm nắng bên các bãi biển trải dài mênh mông, cưỡi ngựa, mùa đông thì tắm hơi. Thậm chí trên đảo còn có cả sân quần vợt để mọi người thư giãn sau thời gian cải tạo, làm việc vất vả trong ngày. Ảnh: Amusing.
Để giải trí, họ có thể tắm nắng bên các bãi biển trải dài mênh mông, cưỡi ngựa, mùa đông thì tắm hơi. Thậm chí trên đảo còn có cả sân quần vợt để mọi người thư giãn sau thời gian cải tạo, làm việc vất vả trong ngày. Ảnh: Amusing.

Ngoài khơi cách bờ biển Olso, Na Uy 75 km có một hòn đảo nhỏ. Đây là “nhà” của 115 tù nhân, bao gồm cả những tên tội phạm được xếp vào hàng nguy hiểm nhất quốc gia. Tuy nhiên, Bastoy nổi tiếng và được nhiều người gọi là “nhà tù sướng nhất thế giới” bởi người phạm tội không phải trải qua cuộc sống tù ngục như những nơi khác. Thời gian họ sống trên đảo giống như đang tham gia vào một kỳ nghỉ nhiều hơn.

Các tù nhân sẽ được lựa chọn công việc cho mình trong thời gian cải tạo. Có tù nhân chọn cho mình công việc chăm sóc ngựa hoặc chăn nuôi gia súc. Người khác lại thích làm công việc đồng áng, đầu bếp, quản lý cửa hàng tạp hóa, thợ mộc, cơ khí và thậm chí là người chở phà. Ảnh: Amusing.
Các tù nhân sẽ được lựa chọn công việc cho mình trong thời gian cải tạo. Có tù nhân chọn cho mình công việc chăm sóc ngựa hoặc chăn nuôi gia súc. Người khác lại thích làm công việc đồng áng, đầu bếp, quản lý cửa hàng tạp hóa, thợ mộc, cơ khí và thậm chí là người chở phà. Ảnh: Amusing.

Xung quanh nhà tù không có tường rào kẽm gai, hay rào điện, cũng không có bảo vệ vũ trang và các con chó hung dữ chực tấn công ngươi. Tù nhân sống trong những ngôi nhà gỗ nhỏ sơn màu sáng, hàng ngày tham gia các công việc như chăn nuôi, trồng trọt và đốn củi. Vào bữa tối, các tù nhân cũng được thưởng thức các món ăn ngon như cá viên với sốt và tôm, gà, cá hồi..

Thường 6 tù nhân sẽ sống trong một ngôi nhà, nhưng tất cả đều có phòng riêng và dùng chung nhà bếp, các thiết bị khác. Trong ngày, họ chỉ được cung cấp một bữa ăn ở đại sảnh, hai bữa ăn khác thì phải tự nấu lấy. Các tù nhân sẽ được trả công 10 USD một ngày và trợ cấp thực phẩm mỗi tháng. Theo đó họ sẽ dùng số tiền trên để mua đồ, nấu nướng cho hai bữa còn lại trong một siêu thị mini trên đảo.

Ở đây cũng không có còi báo thức buổi sáng. Mọi người phải tự dậy đúng giờ và học cách có trách nhiệm với công việc. Giờ làm bắt đầu từ 8h30 đến 15h30. Sau đó phần lớn các nhân viên cai tù đều về nhà và vào ban đêm, chỉ có 5 người trông coi hơn 100 tù nhân.

Việc đối xử quá tốt với tù nhân và cho họ một cuộc sống thiên đường sau những lỗi lầm gây ra của chính phủ Na Uy đã khiến không ít người cảm thấy bối rối, lo ngại. Tuy nhiên mục tiêu của nhà tù là để thay đổi con người và Bastoy đang làm rất tốt công việc này. Trên thực tế, chỉ có 16% tù nhân mãn hạn ở đây tái phạm trong thời hạn 2 năm, trong khi mức trung bình ở Na Uy là 20% và 70% ở châu Âu.

Theo Arne Kvernvik Nilsen, cựu lãnh đạo ở Bastoy, kết quả đó là do đây, họ được tôn trọng và tự khám phá cuộc sống: “Cách duy nhất chúng ta có thể thay đổi con người là khiến họ tự thay đổi bản thân mình. Và nhờ thế, họ sẽ bắt đầu cuộc sống với khởi đầu mới, thay vì nhìn vào thất bại trong quá khứ”.

Đảo Bastoy từng là nơi giam giữ các trẻ vị thành niên - nơi các chàng trai trẻ bị đàn áp tàn bạo bởi quân đội Na Uy. Năm 1970 nơi đây bị đóng cửa vĩnh viễn và ngày nay trở thành nhà tù tự do nhất trên thế giới. Ảnh: Amusing.
Đảo Bastoy từng là nơi giam giữ các trẻ vị thành niên – nơi các chàng trai trẻ bị đàn áp tàn bạo bởi quân đội Na Uy. Năm 1970 nơi đây bị đóng cửa vĩnh viễn và ngày nay trở thành nhà tù tự do nhất trên thế giới. Ảnh: Amusing.

Theo chính sách của Na Uy, bất kỳ tù nhân nào ở quốc gia này đều có thể nộp đơn xin chuyển tới Bastoy khi họ còn 5 năm cải tạo, bất kể người đó đã phạm trọng tội như giết người, buôn ma túy… Mọi người tin rằng đây là cách giúp các tù nhân ngồi tù lâu năm dần thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, trước khi họ mãn hạn.

Arne Kvernvik Nilsen cho biết: “Một tù nhân từng nói với tôi: Thời gian sống ở Bastoy giúp tôi nhận ra mình không phải người xấu. Và tôi quyết định thay đổi cách sống của mình“.

Góc quảng cáo