Mặc cho những yêu cầu trả lời từ phía báo chí, YouTube vẫn từ chối bình luận về vụ xả súng tại trụ sở, đồng thời gỡ luôn kênh của kẻ phạm tội. Vậy những nguyên nhân thực sự dẫn đến hành động “chết người” của thủ phạm là gì?

Nguyên nhân nào khiến tội phạm xả súng tại trụ sở YouTube?

Hơn một năm qua, YouTube đã phải vật lộn với việc tìm kiếm sự cân bằng giữa vấn đề an toàn cho người sử dụng và sự tự do của người sáng tạo trên nền tảng của mình. Chưa kịp ổn định được bao lâu thì scandal về vụ xả súng bởi một phụ nữ 39 tuổi đầu tuần trước tại trụ sở, lại tiếp tục làm YouTube lao đao.

Tuy vẫn chưa rõ có những “tư thù cá nhân” nào khiến nữ sát nhân Nasim Najafi Aghdam lại nhắm súng bắn vào 3 nạn nhân của YouTube và tự tử ngay tại chỗ. Thế nhưng phía quan chức thực thi pháp luật đã xác nhận lý do khiến cô tức giận trước đó là về những chính sách và tình trạng thực tiễn của công ty.

Thế nhưng những YouTuber có tầm ảnh hưởng như 2 anh em Hank Green và Phil DeFranco – đồng sáng lập ra những công ước lớn nhất của người hâm mộ và người sáng tạo trên YouTube, đã chỉ trích vụ xả súng là hoàn toàn do lỗi của kẻ phạm tội.

Nguyên nhân nào khiến tội phạm xả súng tại trụ sở YouTube?
2 anh em Hank Green và Phil DeFranco

Hiện tại YouTube đang phải đối mặt với vấn đề lớn giữa việc tôn trọng quyền sáng tạo cá nhân để mang lại sự hài lòng và đảm bảo một chính sách an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt sau vụ xả súng hôm thứ 3 tuần trước càng làm xáo trộn nội bộ YouTube – nơi mà có hơn thời lượng video lên tới 400 giờ được tải lên mỗi phút.

Có phải nguyên nhân vụ việc chỉ từ Aghdam không, hay vì những chính sách của YouTube thực sự đã gây nên hành động “đầy kích động” này?

Demonetization của YouTube – thứ đang kìm hãm sự sáng tạo của người tạo ra nội dung

Một chính sách đang được diễn ra trên YouTube hiện nay là Demonetization – đây là quá trình mà bất cứ khi nào quảng cáo bị loại khỏi video. Ngoài ra những người sáng tạo hoặc tạo ra nội dung sẽ được chạy quảng cáo trên video của mình nếu đáp ứng được các chính sách nhất định.

Ví dụ như kênh sở hữu có trên 1.000 người đăng ký và đạt được ít nhất 4.000 giờ thời lượng xem trong 12 tháng qua. Chính chính sách “quá chặt chẽ” này đang khiến những người sáng tạo cảm thấy khó chịu và bị kìm hãm giống như Aghdam đã từng vậy.

Trước đây, một YouTuber có tên là Johnny Gurnett chia sẻ trên Twitter của mình rằng, “chỉ vì những thiệt hại bởi những kẻ kền kền như Logan và Jake Paul, mà giờ đây YouTube đang cố giải quyết vấn đề bằng việc thay đổi chính sách đối tác khiến những kênh sáng tạo nhỏ như tôi không thể kiếm tiền được nữa. Hơn bao giờ hết, đáng lẽ họ phải hỗ trợ những người dùng YouTube tiềm năng chứ”.

Nguyên nhân nào khiến tội phạm xả súng tại trụ sở YouTube?

Thế nhưng khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến video của trước đây Aghdam cùng với việc giải quyết vấn đề demonetization để tránh các hậu quả đáng tiếc thì YouTube lại từ chối bình luận. Thay vào đó là việc chỉ đưa ra báo cáo về vụ xả súng: “Hành vi bạo lực khủng khiếp ngày hôm qua đã gây shock và phiền toái cho toàn bộ Gia đình YouTube của chúng tôi. Tuy nhiên nhờ những hành động anh hùng từ các nhân viên và cộng đồng San Bruno mà tôi đã chứng kiến. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đặc biệt đến những người phản hồi đầu tiên về vụ việc, bao gồm cả cảnh sát, đội cứu hỏa và các nhóm phản ứng y tế.”

Hành động nào đã làm giọt nước tràn ly?

Không những không nói rõ về việc sẽ sàng lọc lại những chính sách trên nền tảng của mình sau scandal, mà YouTube còn không minh bạch những chính sách nào đã thúc đẩy đến cuộc tấn công từ Aghdam. Hôm thứ 4 tuần trước, cảnh sát San Bruno cho biết nạn nhân và cũng là thủ phạm – người từng sống ở cảnh sát San Bruno đã rất buồn về những chính sách thực tiễn của YouTube và đó là động lực khiến hành động “gây chết người” của cô. Thậm chí những tin tức chi tiết về vụ việc cô gây ra đã không còn được cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương cập nhật nữa.

Kênh YouTube và các trang web của Aghdam cũng như các kênh xã hội đã đăng tải phỏng vấn với gia đình cô cũng đều đã bị gỡ xuống sau khi vụ xả súng diễn ra.

Trong một cuộc phỏng vấn với Mercury News, cha của Aghdam còn nói rằng con gái mình trở nên chán ghét YouTube vì những kiểm duyệt chặt chẽ không nên có và vì công ty không thể kiếm được tiền quảng cáo từ cô. Cụ thể, các bài đăng trên trang web của cô đã bị YouTube đặt giới hạn độ tuổi dưới 18 đối với người xem, còn video thì không được hiển thị đối với người chưa đăng nhập vào tài khoản. Các dịch vụ trên nền tảng cũng đã “lọc clip của cô để giảm bớt tầm nhìn và không muốn cô làm thêm nhiều video hơn nữa”.

Nhìn chung YouTube đang im lặng một cách “mờ ám”, có phải chỉ những người đưa lại điều có lợi cho nền tảng này mới xứng đáng được lên tiếng, còn những “ấm ức” từ người sử dụng thì không?

Nguồn: ICTnews

Góc quảng cáo