Những người lớn tuổi có khả năng chia sẻ tin tức giả mạo trên Facebook cao gấp 7 lần so với các độ tuổi khác.
Theo một phân tích mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học New York và Princeton, những người lớn tuổi tại Mỹ có khả năng chia sẻ tin tức giả mạo trên Facebook nhiều hơn những người trẻ bất kể giáo dục, giới tính, chủng tộc, thu nhập hay số lượng liên kết họ chia sẻ. Trên thực tế, yếu tố tuổi tác dễ dự đoán hành vi hơn bất kỳ yếu tốt nào khác – kể cả quan điểm chính trị và đảng phái mà họ theo.
Vai trò của tin tức giả ảnh hưởng đến việc bầu cử đã được tranh luận liên tục kể từ chiến thắng đáng ngạc nhiên của tổng thống Donald Trump trước bà Hillary Clinton năm 2016. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tin giả ủng hộ ông Trump có khả năng thuyết phục một số người bỏ phiếu cho ông thay vì bà Clinton, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử kết quả.
Một nghiên cứu khác cho thấy khá ít người nhấp vào các liên kết tin – nhưng tiêu đề của các tin này có thể tiếp cận mọi người thông qua news feed khiến cho việc kiểm soát phạm vi tiếp cận nội dung thực trở nên khó khăn.
Phát hiện những người lớn tuổi có nhiều khả năng chia sẻ tin tức giả mạo có thể giúp người dùng phương tiện truyền thông xã hội, các nền tảng thiết kế tìm biện pháp can thiệp hiệu quả hơn để ngăn chặn họ khỏi bị lừa.
Một nghiên cứu được công bố trên Science Advances đã kiểm tra hành vi của người dùng trong những tháng trước và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Đầu năm 2016, các học giả đã bắt đầu làm việc với công ty nghiên cứu YouGov để tập hợp một nhóm gồm 3.500 người, bao gồm cả người sử dụng và người không sử dụng Facebook.
Vào ngày 16/11/2016, ngay sau cuộc bầu cử, họ đã yêu cầu người dùng Facebook trên bảng điều khiển cài đặt một ứng dụng cho phép họ chia sẻ dữ liệu bao gồm các trường hồ sơ công khai, quan điểm tôn giáo và chính trị, bài đăng trên dòng thời gian và các trang mà họ theo dõi. Người dùng có thể chọn tham gia hoặc chọn không chia sẻ các danh mục dữ liệu riêng và các nhà nghiên cứu không có quyền truy cập vào new feeds hoặc dữ liệu về bạn bè của họ.
Khoảng 49% những người tham gia nghiên cứu sử dụng Facebook và đồng ý chia sẻ dữ liệu hồ sơ của mình. Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các liên kết được đăng lên dòng thời gian dựa trên danh sách các tên miền web đã chia sẻ tin tức giả mạo trước đó, được biên soạn bởi phóng viên Craig Silverman của BuzzFeed. Sau đó, họ đã kiểm tra các liên kết với 4 hạng mục các tin tức giả khác để xem liệu kết quả có nhất quán hay không.
Ở tất cả các loại tuổi, việc chia sẻ các tin tức sai sự thật tương đối hiếm. Chỉ 8,5% người dùng trong nghiên cứu chia sẻ ít nhất một liên kết từ một trang đưa tin giả. Người dùng được xác định là thuộc đảng bảo thủ có nhiều khả năng đưa tin sai hơn người dùng được xác định là đảng tự do: 18% người thuộc đảng Cộng hòa chia sẻ liên kết từ các trang tin giả, nhiều hơn so với số 4% của đảng Dân chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này đã khẳng định các tin sai sự thật góp phần rất lớn trong việc bỏ phiếu ủng hộ tổng thống Trump.
Thống kê trên số người dùng lớn tuổi đã bị phát hiện chia sẻ các tin giả mạo: 11% người trên 65 tuổi chia sẻ một trò lừa đảo, trong khi chỉ có 3% người từ 18 đến 29 làm điều tương tự. Người dùng Facebook từ 65 tuổi trở lên đã chia sẻ nhiều gấp đôi số tin tức giả so với nhóm tuổi già nhất tiếp theo từ 45 đến 65, và gần gấp bảy lần số tin tức giả mạo so với nhóm tuổi trẻ nhất (18 đến 29) chia sẻ.
Nghiên cứu không đưa ra kết luận về lý do tại sao người dùng lớn tuổi có nhiều khả năng chia sẻ các tin sai sự thật hơn, dù vậy các nhà nghiên cứu đã ra hai giả thiết. Một là, những người lớn tuổi tiếp cập với internet muộn, thiếu các kỹ năng tiếp thu và phân tích thông tin so với những người trẻ hơn. Thứ hai, họ bị suy giảm nhận thức khi có tuổi nên dễ bị lừa hơn.
Ngoài trừ tuổi tác, trước đây người ta cho rằng sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật số chính là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng chia sẻ các tin vịt. Năm ngoái, WhatsApp đã bắt đầu phát triển một chương trình dành cho người dùng mọi lứa tuổi nhằm tăng cường kiến thức kỹ thuật số ở Ấn Độ – nơi có 200 triệu người dùng mới biết tới internet – sau một loạt các vụ giết người có thể đã bị xúi giục bởi việc lan truyền các tin sai sự thật trong ứng dụng.
Đồng thời, người cao tuổi tại Mỹ dễ bị lừa đảo đến mức Cục Điều tra Liên bang có một trang dành riêng cho họ. Có vẻ như việc tiếp cận đa hướng để giảm sự lan truyền của tin tức giả sẽ hiệu quả hơn là cố gắng giải quyết chỉ một hướng.
Guess và các cộng sự hy vọng sẽ kiểm tra cả hai giả thuyết trong tương lai. Thật sự không dễ dàng: làm thế nào để xác định xem một người có kiến thức về kỹ thuật số hay không vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng một số vấn đề có thể sẽ thảo luận được như: tin tức giả lan truyền nhanh chóng trên Facebook một phần vì các bài báo thường trông giống hệt nhau trên news feed, cho dù chúng được đăng bởi The New York Times hay đơn giản chỉ là một tiêu đề gây sốc.
Nghiên cứu trong tương lai có thể giải mã những gì mọi người nhìn thấy trong news feed và liệu có mối quan hệ nào giữa việc xem các câu chuyện bịp bợm và chia sẻ chúng hay không. Có ý kiến suy đoán rằng, người dùng có xu hướng chia sẻ những câu chuyện giả mạo nếu trước đó họ được một người bạn đáng tin cậy chia sẻ.
Matthew Gentzkow, người đã nghiên cứu những nỗ lực của Facebook nhằm làm chậm sự lan truyền của các tin vịt, cho biết những phát hiện của nghiên cứu mới về tuổi tác có thể giúp các nền tảng công nghệ thiết kế các công cụ hiệu quả hơn. (Ông ấy không tham gia vào nghiên cứu NYU-Princeton.)
Gentzkow, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách kinh tế Stanford, nói rằng “Kết quả tuổi tác trong nghiên cứu này có hiệu quả giúp thu hẹp các đối tượng. Nếu vấn đề tập trung ở một nhóm người tương đối nhỏ, thì hãy nghĩ về những giải pháp có ích đối với những người này, điều đó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn rất nhiều.”
Theo: The Verge