Nhóm nghiên cứu đã lần đầu tiên phát hiện ngôi sao lùn màu đỏ phát sáng thường xuyên, những luồng sáng phát ra rực chói hơn gấp 10.000 so với Mặt Trời.

Ngôi sao lùn màu đỏ có từ trường mạnh gấp vài lần so với Mặt Trời. Ảnh: Đại học Harvard.
Ngôi sao lùn màu đỏ có từ trường mạnh gấp vài lần so với Mặt Trời. Ảnh: Đại học Harvard.

The Space, những đợt bùng phát tia bức xạ cực lớn từ ngôi sao là nguyên nhân khiến sự sống khó tiến hóa. Nếu các ngôi sao khác cùng loại cũng phát sáng mạnh như vậy, sự sống trong vũ trụ có rất ít khả năng phát triển.

Nhóm nghiên cứu do Peter Williams ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonia (CfA) đứng đầu quan sát ngôi sao thông qua kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ Atacama Large Millimeter/Submillimeter Array (ALMA) ở Chile.

Những ngôi sao lùn màu đỏ phát sáng chiếm 3/4 số lượng thiên thể trong dải ngân hà. Ngôi sao mà nhóm của Williams tập trung nghiên cứu có kích thước chưa đến 1 % Mặt Trời. Nó ở cách Trái Đất 35 năm ánh sáng, trong chòm sao Boites.

Nghiên cứu trước đây về ngôi sao từ đài quan sát Karl G. Jansky Very Large Array ở New Mexico chỉ ra ngôi sao có từ trường mạnh gấp vài lần Mặt Trời, dù quá trình vật lý tạo nên từ trường của Mặt Trời khó xảy ra trên một ngôi sao nhỏ như vậy.

Williams và đồng nghiệp hướng tiêu cự của ALMA theo ngôi sao và lần đầu tiên phát hiện ngôi sao lùn màu đỏ phát sáng thường xuyên. Những luồng sáng phát ra rực chói hơn gấp 10.000 so với Mặt Trời. Phát hiện được công bố trên tạp chí Vật lý thiên văn hôm 17/11.

YouTube video

Để lưu giữ nước lỏng trên bề mặt, điều kiện cần thiết cho sự sống tiến hóa, một hành tinh quay quanh sao lùn màu đỏ phát sáng phải nằm gần ngôi sao mẹ. Nhưng khoảng cách gần này khiến hành tinh đứng trước nguy cơ chịu ảnh hưởng từ những cơn bão lửa hay những đợt bùng phát phân tử tích điện. Gió mặt trời cũng góp phần thổi bay các phân tử tích điện về phía hành tinh.

Nếu bức xạ từ sao mẹ chạm đến bề mặt hành tinh, nó có thể phá hủy mọi dạng sự sống đang phát triển. Trái Đất có bầu khí quyển dày có thể chặn hầu hết tia bức xạ, nhưng nếu quỹ đạo quay của hành tinh ở quá gần sao lùn màu đỏ, bão lửa có thể xuyên qua mọi lớp bảo vệ.

“Giống như Hành lang bão ở Mỹ, vị trí sinh sống khiến bạn có nhiều nguy cơ gặp bão hơn. Hành tinh nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống thuộc ngôi sao này phải chịu những cơn bão mạnh hơn nhiều so với bão sinh ra từ Mặt Trời”, Williams cho biết.

Góc quảng cáo