Nghiên cứu mới cho thấy, ảnh trên mạng xã hội như Instagram, Facebook, Twitter hoàn toàn có thể tiết lộ bạn đang bị trầm cảm hay gặp áp lực cuộc sống. 

Hình ảnh được đăng trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter…) có thể nói rõ về tâm lý của bạn hơn những gì bạn đang suy nghĩ về bữa trưa hay địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ hè sắp tới. Nó cũng có thể mô tả rõ nét về trạng thái cảm xúc như buồn, vui, đau khổ hay lo lắng… mà bạn đang gặp phải trong cuộc sống.

Nghiên cứu mới cho thấy những người có tiền sử trầm cảm thường chia sẻ nhiều ảnh hơn, sử dụng ít filter cho ảnh hơn và đăng nhiều ảnh màu sẫm và xám hơn. Các phát hiện được xuất bản trong tạp chí EPJ Data Science cho thấy Instagram và các trang truyền thông xã hội khác là những công cụ có thể sử dụng để sàng lọc người có khả năng mắc bệnh tâm thần.

Hình ảnh được đăng trên Instagram, Facebook phản ánh tâm lý của bạn như thế nào?
Ảnh sẫm màu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tâm lí.

Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cách bạn tweets (trên Twitter) hoặc cập nhật trạng thái Facebook có thể cho biết bạn đang chán nản hay không. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành công nghiệp điện tử đang phát triển, thay vì khai thác các dữ liệu truyền thông xã hội từ tín hiệu ngôn ngữ, nghiên cứu mới nhất này nhìn nhận các tín hiệu thị giác, từ hình ảnh được đăng trên Instagram. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard và Đại học Vermont đã xem xét hơn 43.000 bức ảnh từ 166 người sử dụng, trong đó 71 người thuộc số đó có tiền sử trầm cảm.

Hình ảnh được đăng trên Instagram, Facebook phản ánh tâm lý của bạn như thế nào?
Bộ lọc khác nhau của ảnh trên Instagram bởi người vui vẻ và chán nản dựa trên kết quả khảo sát.

Họ đã sử dụng bộ máy công nghệ cao để phân tích màu sắc của bức ảnh, độ sáng, bộ lọc, và có khuôn mặt của người đăng hay không. Những phát hiện của họ cho thấy: những người cảm thấy chán nản đăng nhiều ảnh hơn và những bức ảnh của họ có xu hướng “xanh hơn, sẫm màu hơn và xám hơn”. Họ cũng sử dụng ít bộ lọc của Instagram hơn; Khi sử dụng bộ lọc, họ có xu hướng chọn “Inkwell”, làm cho bức ảnh màu đen và trắng.

Những người dùng cảm thấy vui vẻ thường sử dụng bộ lọc “Valencia” nhiều hơn và thường làm giảm màu sắc của bức ảnh. Những người chán nản cũng có nhiều khả năng đăng ảnh bằng khuôn mặt, nhưng so với người đang cảm thấy vui vẻ, những bức ảnh có xu hướng ít khuôn mặt hơn cho mỗi hình ảnh. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy người bị trầm cảmthường “tương tác trong các môi trường xã hội nhỏ hơn”.

Kết quả dĩ nhiên không áp dụng đối với tất cả người dùng Instagram: các nhà nghiên cứu đã phân tích hàng ngàn bức ảnh, nhưng đến từ một số ít người. Những người tham gia cũng phải đáp ứng các tiêu chí nhất định để được đưa vào nghiên cứu: họ phải hoạt động trên Instagram, sẵn sàng chia sẻ toàn bộ lịch sử đăng tải của Instagram, cũng như liệu họ đã nhận được chẩn đoán trầm cảm thực sự hay không. Và người dùng được phân loại là trầm cảm thường được dựa trên phản ứng của họ đối với một cuộc khảo sát trầm cảm chính xác.

Tuy nhiên, kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này “có thể đóng vai trò là một kế hoạch để kiểm tra sức khoẻ tinh thần hiệu quả trong một xã hội công nghệ kỹ thuật số đang phát triển” – trích từ nghiên cứu.

Nguồn: ICTnews

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo