Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất (22/4), hãy cùng ngắm hành tinh xanh xinh đẹp của chúng ta và khám phá những điều độc đáo nhất mà thiên nhiên dành tặng thông qua Google Earth.

Hàng năm, để kỷ niệm Ngày Trái Đất, Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) đều tổ chức nhiều chiến dịch hành động liên quan bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Thông qua đó tăng nhận thức của mọi người về những điều tuyệt vời từ thiên nhiên, thúc đẩy cộng đồng tìm hiểu, yêu quý và gìn giữ môi trường hơn.

Nhân kỷ niệm Ngày Trái Đất lần thứ 50, dù phải ở nhà giãn cách xã hội, bạn vẫn có thể trở thành một phần trong số hàng triệu tình nguyện viên khi hiểu thêm về sự tươi đẹp của Trái Đất và rất nhiều câu chuyện xung quanh thông qua Google Earth – quả địa cầu chi tiết nhất về thế giới.

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Ảnh chụp hành tinh xanh từ giao diện Google Earth

Google Earth đem đến cho người dùng trải nghiệm trực quan về một Trái Đất qua hình ảnh 3 chiều (3D) tại địa chỉ earth.google.com trên trình duyệt web Chrome, hoặc ứng dụng di động và miễn phí phiên bản dùng trên máy tính. Google Earth phù hợp cho mọi đối tượng và nhiều nhóm sử dụng, từ các cơ quan tổ chức, những người yêu khoa học, và trẻ em. Tổ chức UNESCO sử dụng Google Earth để đánh dấu, cung cấp thông tin với những hình ảnh 360 độ để bạn có thể chiêm ngưỡng 30 di sản văn hoá thế giới.

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Bản đồ đánh dấu các di sản văn hóa thế giới của UNESCO từ Google Earth
Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Hình ảnh 360 từ Google Street View kèm thông tin về Kim tự tháp trên bản đồ di sản của UNESCO

Với Google Earth, mọi người có thể ngao du “năm châu bốn bể” cùng người thân, phụ huynh có thể dẫn trẻ em đi khắp thế giới ngắm Hoa Anh Đào nở, xem “tận mắt” Sân ga 9 3/4 của Harry Potter, hoặc đi tìm từng chữ cái ở nhiều vùng đất trên khắp thế giới. Như sở hữu chiếc cổng thần kỳ, với cú nhấp chuột vào biểu tượng ô xúc xắc ‘I’m Feeling Lucky” (Tôi cảm thấy may mắn), bạn và gia đình có thể nhắm mắt lại và mở mắt ra xem Google Earth đã đưa mình tới khám phá vùng đất nào trên thế giới.

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Cùng Google Earth du ngoạn đến 10 điểm ngắm hoa anh đào trên thế giới

Với tính năng đo khoảng cách (bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng cây thước ở thanh công cụ bên trái màn hình), trẻ em có thể tự trả lời những câu hỏi như “từ nhà bạn đến Hawaii bao nhiêu km”, khám phá khoảng cách giữa các địa điểm, diện tích khu vực, hay tìm hiểu xem mất bao lâu để đi bộ, nhảy boogie, bơi, chèo thuyền hoặc bay đến những địa điểm mà chúng hằng mơ ước.

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Dùng các đường kẻ và hình để xem khoảng cách và kích thước ước lượng của các nơi khác nhau trên Google Earth. Trong ảnh là minh họa đo khoảng cách giữa 2 đỉnh Kim tự tháp Ai Cập là 494,97m

Khám phá trò chơi và hình ảnh trên Google Earth Voyager

Nếu Google Earth là lăng kính đa sắc hiển thị về hành tinh xanh thì tính năng Google Earth Voyager lại như một “thư viện Trái Đất”, sở hữu kho tài nguyên đồ sộ, gồm những chương trình giới thiệu chuyến tham quan, trò chơi, câu đố và các lớp hướng dẫn đầy tính tương tác, mang đến nhiều kiến thức sinh động về Trái Đất.

Nếu yêu khoa học tự nhiên, hẳn bạn sẽ thích những câu chuyện về các lớp địa tầng (layers) Trái Đất, lịch sử về những đợt sóng thần dữ dội nhất cùng các cơn bão nhiệt đới, câu chuyện về những ngọn núi lửa 10.000 năm, rừng mưa nhiệt đới, các hồ kỳ lạ nhất trên thế giới, độ sâu của đại dương cùng những điểm nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Thư viện những điều kỳ diệu về Trái Đất từ Google Earth Voyager

Dưới dạng Trò chơi trắc nghiệm, Google Earth Voyager kích thích trí tò mò và khám phá khoa học tự nhiên của trẻ em. Các bé sẽ được thử thách kiến thức với các câu đố, từ sinh vật học với tiếng kêu của các loài động vật, đến nguồn gốc của loại thực phẩm trên thế giới; từ các phương tiện di chuyển trên thế giới; đến những câu đố về kiến thức bóng đá cho các ông bố, hoặc trả lời câu hỏi: “Bạn biết gì về các biểu tượng Rock ‘n’ Roll?”

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Trẻ em có thể đồng hành ‘thám tử’ Carmen Sandiego trong trò chơi du hành thế giới và học hỏi về những vùng đất, văn hóa và tập tục mới

Các đối tác giáo dục qua Google Earth

Google Earth là nguồn cung cấp những kiến thức địa lý và văn hóa hữu ích, trực quan, giúp các thầy cô giáo trên thế giới truyền tải nội dung dễ dàng, tạo sự hào hứng khi tiếp thu kiến thức ở học sinh. Hiện nay có nhiều đối tác cung cấp nguồn tài nguyên giáo dục miễn phí thông qua Google Earth. Học sinh có thể tự nâng cao kỹ năng địa lý của mình, lấy nguồn cảm hứng từ Tạp chí Địa lý Quốc gia National Geographic. Chỉ cần nhấp chuột vào nút “Chia sẻ đến Google Classroom” là có thể chia sẻ bộ sưu tập video và giáo trình về các nhà thám hiểm thế giới của PBS Learning Media.

Ngoài ra, Media4Math còn phát triển một bộ sưu tập tài nguyên ứng dụng các định lý toán học vào bối cảnh thực tế, chẳng hạn hình học trong các tòa lâu đài hay các kiến trúc hình cầu.

Giáo viên có thể tìm thêm các tài nguyên và hoạt động ngoại khóa tại lớp về Google Earth từ trang web Google Earth Education, cũng như TES, một trang tổng hợp thông tin với nhiều nội dung cần thiết cho việc học tại nhà.

Doodle Ngày Trái Đất có gì đặc biệt?

Cùng ngắm Trái Đất tươi đẹp qua Google Earth nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất
Vận mệnh của loài người có thể bị nguy hại khi loài ong tuyệt chủng. Đó là thông điệp quan trọng được truyền thông báo chí đăng tải trong suốt vài năm trở lại đây khi nói về tầm quan trọng của loài ong với sự phát triển của nhân loại

Kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất, biểu tượng Google Doodle hôm nay tôn vinh những chú ong bé nhỏ bằng một game tương tác thú vị. Người dùng có nhiệm vụ dẫn chú ong đến được nơi có phấn hoa, với rất nhiều kiến thức và câu chuyện hay về loài ong được kể trên đường đi.

Thông qua Doodle này, Google cổ vũ mọi người tìm hiểu và tham gia bảo vệ loài ong bằng cách trồng các loại cây tự nhiên. Loài ong hiện đang chịu những nguy cơ tận diệt bởi sự thay đổi về môi trường sống gây ra bởi con người và biến đổi khí hậu. Hoạt động trồng cây sẽ giúp ích cho sự sinh tồn của chúng.

Không chỉ có ong mà còn rất nhiều loài động thực vật khác đang cần con người giúp sức trước nguy cơ bị tận diệt do thiên nhiên bị hủy hoại, môi trường sống ô nhiễm. Google Earth là một phần trong các hoạt động cũng như công cụ của Google giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về môi trường sống xung quanh, những điều kỳ diệu của thiên nhiên. Đây cũng là phương thức khám phá khoa học tự nhiên hiệu quả nhằm góp phần bảo tồn các di sản và bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế bền vững cho những thế hệ tương lai.

Góc quảng cáo