Có bao giờ bạn tự hỏi rằng thế giới sẽ đi theo hướng nào nếu 10 năm trước Steve Jobs không ra mắt chiếc iPhone?
1o năm trước, ngành công nghiệp điện thoại di động không đa dạng, phát triển như hiện tại. Nokia, BlackBerry, Motorola, Sony Ericsson, Palm là các hãng thống lĩnh thị trường điện thoại.
Đa số các điện thoại đều bình thường không có gì nổi bật, người dùng cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài các hãng này. Do giữ thị phần quá lớn nên các hãng dần dần chậm thay đổi, các sản phẩm mới chủ yếu dựa trên các phần cững đã thành công.
Apple lúc này từng hợp tác với Motorola ra mắt điện thoại, dĩ nhiên lúc này Táo khuyết chưa có chỗ đứng trong lĩnh vực này. So với hiện tại thì ngành công nghiệp đã có một bước tiến lớn, người dùng có vô số sự lựa chọn, điện thoại cũng trở nên mỏng hơn, to hơn và tích hợp nhiều chức năng mà trước khi người dùng chưa bao giờ nghĩ tới.
Điều gì sẽ xảy ta nếu Apple không giới thiệu iPhone?
Chắc chắn là nếu không vì Apple, Blackberry và Palm vẫn còn tồn tại, hệ điều hành và phần mềm của họ tích hợp vào vô số điện thoại. Sự phát triển nhanh chóng của hệ điều hành mở như Android đã tạo nên một hệ sinh thái ứng dụng cho smartphone.
Trong quá khứ, các nhà mạng thường chủ động chọn nhà sản xuất và mẫu điện thoại để bán ra cho người dùng. Từ khi Apple ra mắt iPhone việc đó đã không còn bị lệ thuộc vào các nhà mạng. Giờ đây các nhà mạng bán điện thoại được xác định bởi chu kỳ ra mắt sản phẩm của Apple.
Vậy còn điểm tích cực?
Đó là các điện thoại sẽ có thiết kế khác biệt nhau, không chỉ là một khối vuông có màn hình cảm ứng như hiện tại. Sự khác biệt lớn nhất giữa các smartphone hiện nay chỉ là hệ điều hành Android hoặc iOS.
Một thập kỷ trước, bạn có thể lựa chọn nhiều hệ điều hành – à, ít nhất là nhiều hơn hiện tại. Chúng chủ yếu được viết bằng Java, với rất ít các ứng dụng thực tế có sẵn để tải về.
Nhu cầu mua điện thoại chỉ xoay quanh các mục đích đơn giản. Người dùng kinh doanh thì dùng BlackBerry, muốn có sự khác biệt thì dùng LG Chocolate, muốn để nhắn tin tốt nhất dùng Motorola Q.
Kể từ khi iOS ra đời, Google đã đẩy mạnh đầu tư vào Android để cạnh tranh. Các nhà sản xuất khác bắt đầu dùng hệ đề hành Adroid như một sự bắt buộc để không bị tuột lại phía sau.
Năm 2010, đế chế Android bắt đầu vững mạnh và Samsung đã cạnh tranh trực tiếp với Apple. Hai hãng này cạnh tranh với nhau từ những tính năng cơ bản như GPS cho đến những tính năng hiện đại như màn hình độ phân giải cao, camera.
Tiếp đó là các nhà sản xuất khác cũng từng bước tham gia vào cuộc chơi smartphone như HTC, LG, Sony. Kết quả là người dùng có được những điện thoại hiện đại, màn hình lớn, camera chụp hình xuất sắc, kết nối internet tốc độ cao. Apple bắt buộc phải sáng tạo để cạnh tranh với các đối thủ.
Một thế giới không có iPhone sẽ thú vị hơn hiện tại.
Các nhà sản xuất lớn sẽ ra mắt 3 điện thoại mới mỗi 6 tháng từ thấp, trung đến cao cấp. Palm sẽ tiếp tục phát triển PalmOS và sẽ vẫn vững mạnh. Các nhà sản xuất nhỏ hơn như HTC sẽ lớn hơn và Nokia chắc chắn sẽ tung ra điện thoại “đập đá” ngày càng to.
Hệ điều hành Symbian sẽ ngày càng phổ biến, người dùng sẽ tiếp tục gắn bó với bàn phím T9, điện thoại nắp gập và công nghệ cảm ứng điện trở.
Chiếc iPhone ra đời cũng lấy đi các sự lựa chọn của chúng ta, nó lấy đi sự tự do về phần mềm và thay vào đó là định nghĩa ra một thị trường trò chơi có gắn kèm quảng cáo, và thiết kế một kích thước là vừa đủ cho tất cả…
Nhưng ngược lại, iPhone cũng sẽ đem đến những phương thức tuyệt vời và tiện dụng mà bạn đang xài hiện nay như mua nhạc, dùng các dịch vụ streaming, bản đồ chi tiết, chia sẻ hình ảnh… Nó giúp chúng ta ít đưa sản phẩm nhựa ra thế giới hơn, thay vào đó dùng nhiều vật liệu tái chế.
Hay giúp chúng ta vượt qua sự hỗn loạn của thiết kế đầy màu sắc để thống nhất chúng lại, và làm cho các nhà sản xuất làm việc chi tiết thay vì vận chuyển và quên hẳn nó đi. iPhone đã đưa chúng ta đến những ứng dụng tuyệt vời như hiện nay (Google, Twitter, Facebook…) và nó cũng đã tạo nên rất nhiều triệu phú, những người đã sử dụng nền tảng của Apple để xây dựng và bán các ứng dụng hữu ích cho người dùng.
Chúng ta đã mất rất nhiều trong thập kỷ qua. Chúng ta mất niềm vui, thời trang, tiền bạc bởi các nhà sản xuất điện thoại. Bù lại, chúng ta chúng ta được hưởng những công nghệ hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu làm việc và giải trí.
Đối với những thị trường cấp thấp, vẫn có những động lực tạo nên sự khác biệt và mới mẻ, nhưng hiện tại biên độ này cũng đã không còn quá rộng. Khi bước đến những chiếc điện thoại cấp cao với giá từ 500USD trở lên, bạn sẽ nhận được một thiết bị phủ kính màu đen với kiểu dáng khá tương tự nhau.
Hiện đã có rất nhiều dự báo về tương lai của điện thoại di động. Điện thoại sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn khi chúng ta có thể nói chuyện và thấy mặt thông qua thính giác và AR. Với trí thông minh nhân tạo (AI), chúng ta có thể sẽ không cần đến ứng dụng danh bạ và lịch.
Điện thoại của chúng ta sẽ mỏng hơn với các hệ thống pin mới và điện toán đám mây sẽ cho phép bạn làm nhiều hơn với ít thời gian hơn. Trong ngắn hạn, có mọi thứ sẽ thay đổi – như cuộc cách mạng điện thoại vào năm 2007.
Tham khảo: techcrunch