Benchmark là khái niệm khá thông dụng với đa số người dùng máy tính để bàn vì sự chính xác và hiệu quả nó đem lại. Các thiết bị di động cũng có nhiều phần mềm benchmark thông dụng, nhưng liệu những phần mềm này có đáng tin?

Không nên tin tưởng vào điểm benchmark của thiết bị di động

Trước khi quyết đinh mua một chiếc smartphone để sử dụng, ngoài yếu tố ngoại hình ra thì tiêu chí hiệu năng được quan tâm không kém. Để lựa chọn điện thoại phù hợp với nhu cầu sử dụng như chơi game, giải trí… nhiều người dùng sử dụng các công cụ thứ 3 để đo hiệu năng tối đa, đây gọi là điểm benchmark của máy.

Cơ chế chung của phần mềm là đưa ra các tiến trình nặng để máy hoạt động hết công suất và đo lại kết quả hoạt động, từ đó đưa ra điểm số đánh giá tương ứng. Chính vì vậy người dùng khá tin tưởng vào các điểm số benchmark, bên cạnh thông số phần cứng hãng đưa ra.

Tuy nhiên vừa qua Huawei đã bị phát hiện can thiệp để gian lận điểm số Benchmark trên flagship P20 của hãng. Theo đó, máy sẽ tự động phát hiện ra các ứng dụng chấm điểm phổ biến đang chạy và đẩy hiệu năng lên tối đa nhằm mục đích có điểm số cao nhất. Và khi dùng những ứng dụng benchmark riêng thì máy trả về kết quả tệ hại.

Không nên tin tưởng vào điểm benchmark của thiết bị di động

Đáng chú ý là Huawei không hề phủ nhận việc cố tình gian lận điểm hiệu năng, thay vào đó ám chỉ việc bị các đối thủ cũng dùng phương pháp tương tự, từ đó “ép” họ tham gia vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh này. Thực tế trong quá khứ cũng đã có nhiều hãng điện thoại lớn như Samsung (năm 2013) và OPPO (2017) từng bị phát hiện gian lận kết quả benchmark trên các thiết bị flagship mới ra mắt của mình.

Như đã đề cập, công cụ benchmark hiểu theo cách đơn giản là đo lường hiệu năng hoạt động của thiết bị như điện thoại, máy tính và so sánh với “điểm chuẩn” mà phần mềm định ra. Nhưng mỗi phần mềm lại có “điểm chuẩn” và quy tắc riêng để đánh giá hiệu năng máy khác nhau, và để so sánh hiệu năng của 2 thiết bị thì người dùng phải sử dụng chung một phần mềm để so sánh.

Không nên tin tưởng vào điểm benchmark của thiết bị di động

Việc benchmark máy tính để bàn khá chính xác vì cấu tạo từng phần, mỗi phần cứng do một hãng riêng cung cấp và dễ dàng thay thế. Tuy nhiên với điện thoại di động lại hoàn toàn “đóng”, không thể lấy từng phần cứng riêng của máy này lắp qua máy khác và việc vận hành đồng bộ các linh kiện do hãng điện thoại quyết định. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến tính minh bạch của kết quả benchmark, người dùng khó có thể kiểm chứng được liệu kết quả này có đúng với hiệu năng thật của máy hay không.

Tóm lại

Nhà sản xuất hoàn toàn có thể can thiệp vào kết quả chấm điểm hiệu năng để đem lại kết quả tốt nhất, thậm chí lừa người dùng qua các con số ảo, trong khi thực tế máy không được như vậy. Vì thế việc sử dụng kết quả benchmark làm thước đo so sánh hiệu năng chỉ có tính chất tham khảo. Cần có sự minh bạch của nhà sản xuất, cũng như sự nhất quán giữa các hãng phát triển phần mềm benchmark để người dùng có thể kiểm tra một cách khách quan nhất.

Theo SlashGear

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo