Một thiên thạch khổng lồ đã rơi xuống bầu khí quyển trái Đất vào tháng 12 năm ngoái nhưng ít được biết đến vì phát nổ giữa biển Bering (Nga).

NASA tiết lộ vụ nổ thiên thạch lớn gấp 10 lần bom hạt nhân

NASA vừa tiết lộ một thông tin chấn động toàn cầu: tháng 12 năm ngoái, một thiên thạch khổng lồ đã phát nổ trong bầu khí quyển trái Đất. Đây là vụ nổ lớn thứ hai trong vòng 30 năm qua, chỉ kém vụ sao băng rơi ở Chelyabinsky (Nga) 6 năm trước.

Thông tin này khiến nhiều người không thể tin được, vì trong tưởng tượng của họ, một thiên thạch khổng lồ rơi vào mặt đất chắc chắn sẽ tạo ra nhiều ánh sáng rực rỡ và được báo chí liên tục đưa tin. Tuy nhiên, vụ nổ đã xảy ra âm thầm ở giữa vùng biển Bering (Nga) và không được nhiều người biết đến.

Năm 2013, một thiên thạch rơi vào trái Đất và phát nổ trên nền trời Chelyabinsk (Nga). Vụ nổ xảy ra cách mặt đất khoảng 30.5 km, gây thiệt hại cho hàng ngàn tòa nhà và khiến 1.500 người bị thương.

Được biết, thiên thạch lần này có đường kính khoảng 10m, bay vào trái Đất với tốc độ 120.000km/h và phát nổ khi cách mặt đất 25.6km cũng trên lãnh thổ nước Nga. Vụ nổ tạo ra năng lượng mạnh gấp 10 lần vụ nổ bom hạt nhân ở thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945.

“Năng lượng được giải phóng ra bằng 40%  vụ nổ Chelyabinsk nhưng do xảy ra ngoài biển Bering nên không được chú ý và xuất hiện trong các bản tin”, Kelly Fast – người đại diện của NASA – giải thích trong một hội nghị khoa học diễn ra ở Texas.

Theo báo cáo, lần đầu tiên thiên thạch được phát hiện là bởi các vệ tinh quân sự của Mỹ. Ngay sau đó không quân Mỹ lập tức liên lạc với NASA để theo dõi tình hình. Nhưng hình ảnh thiên thạch phát nổ thì lại được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi lại.

NASA tiết lộ vụ nổ thiên thạch lớn gấp 10 lần bom hạt nhân

Trong hình, quả cầu lửa trông khá nhỏ nhưng thực tế đây là một vụ nổ cực lớn và chắc chắn sẽ gây ra nhiều thiệt hại nếu không rơi ở giữa biển.

Theo: BGR

Góc quảng cáo