Đôi khi chúng ta vẫn hay đùa rằng, một ngày nào đó robot với trí tuệ nhân tạo sẽ lật đổ con người và thống trị cả thế giới.

Kịch bản đó, nói thật là còn phải rất lâu nữa mới có đủ điều kiện để xảy ra. Nhưng có một câu chuyện khác đang xảy ra ngay lúc này, và nó rất là thực tế. Đó là nếu như con người muốn trở nên giống như robot thì sao?

“Chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi quan trọng của lịch sử loài người”,  giáo sư Hugh Herr, trưởng nhóm Biomechatronics (một môn khoa học nghiên cứu cơ học, sinh học và điện) tại trường Đại học công nghệ Massachusetts danh tiếng cho hay.

Ông nói mục tiêu của nhóm là xây dựng một một công nghệ để chữa trị các khiếm khuyết trên con người, cho dù đó là bại liệt hay thậm chí bị cụt.

Nhưng khi mục tiêu đó đã đạt được rồi, thì sao nữa?

“Chúng tôi đang tìm cách để hệ thần kinh hoạt động được với các thiết bị này”, ông cho biết. “Chúng tôi đang chuyển dần từ việc sử dụng các thiết bị công nghệ tách biệt với hệ thần kinh, sang một kỷ nguyên mới của việc tích hợp sinh học”

Giả lập mắt cá chân

Giáo sư Herr là một người khuyết tật cả hai chân. Vào năm 2012, tôi trông thấy ông đi lại trong một căn phòng ở London. Ông sung sướng đến bật khóc khi ông có thể đi lại một cách thỏa mái trên đôi chân nhân tạo.

Đã tới lúc con người nâng cấp cơ thể của mình bằng đồ nhân tạo?

Vào năm 2014, công nghệ này của giáo sư Herr đã giúp Adrianne Haslet-Davis có thể quay trở lại sàn khiêu vũ. Gần một năm trước, cô bị mất một phần chân trong vụ đánh bom khủng bố khi tham chạy marathon ở Boston. Màn trình diễn của cô với chiếc chân nhân tạo tuyệt đến nỗi khán giả phải bật đứng dậy để vỗ tay tán dương.

Tôi trở lại thăm giáo sư Herr vào tuần trước để tìm hiểu thêm về công việc mà nhóm của ông đang làm. Hiện tại, mục tiêu chính của nhóm là tập trung mô phỏng lại những gì cơ thể người có thể làm một cách thật bản năng, tuy nhiên, đối với các kỹ sư điều này rất phức tạp.

Đã tới lúc con người nâng cấp cơ thể của mình bằng đồ nhân tạo?
Cái chân này có khả năng nhận biết khi nào đang di chuyển trên không, từ đó để đưa ra phản ứng thích hợp

Roman Stolyarov, một nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm, đã mô tả lại cách họ sử dụng các cảm biến giống như cảm biến trên xe tự hành để gắn trên chân giả, cung cấp khả năng cảm nhận xung quanh cho nó.

Điều này rất quan trọng để chiếc chân biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Ví dụ như khi bước từ cầu thang xuống chẳng hạn. Bộ não của con người luôn có khả năng chuẩn bị cho đôi chân khi bước xuống cầu thang, dù cho họ có để ý hay không. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa một chiếc chân gỗ và một chiếc chân giả sinh học.

“Phần mô tơ có khả năng hoạt động mô phỏng y hệt như một mắt cá chân sinh học vậy”, Stolyarov nói. “Cái chân sử dụng một cảm biến để phát hiện khi nào đang trên không, khi nào đang chạm đất để có thể hoạt động một cách thích hợp nhất, cho cảm giác thực tế mà một cái chân giả thông thường không bao giờ có”.

Kết quả cuối cùng là việc đi lại trở nên ít mệt mói hơn với người khuyết tật như Ryan Cannon. Anh bị mất một chân sau khi bị biến chứng từ việc gãy chân.

“Tôi có thể đi lại nhịp nhàng, uyển chuyển hơn”, anh nói. “Đi lại thỏa mái như vậy giúp tôi có thể di chuyển nhanh hơn mà vẫn thỏa mái và có thể làm được nhiều việc hơn trong ngày”

Tốt hơn, nhanh hơn, mạnh hơn

Nhưng câu chuyên không chỉ dừng ở việc thay thế các phần bị khiếm khuyết trên cơ thể. Nó còn là câu chuyện của tăng cường sức mạnh cho con người.

Nhà nghiên cứu Tyler Clites giải thích, có một dự án khung xương giúp giảm 25% các tác động vật lý khi đi lại. “Điều đó có nghĩa là nếu bạn vừa đi bộ 100 dặm, bạn sẽ chỉ cảm thấy như mình mới chỉ đi được 75 dặm thôi vậy”

“Hôm nay chúng tôi đã có thể làm được điều đó. Những thiết bị đó sẽ sớm được thương mại hóa sau một vài năm nữa”

Bên cạnh MIT, còn nhiều công ty khác cũng đang làm việc với những sáng kiến tương tự. Chuỗi bán lẻ Lowes của Mỹ đang thử nghiệm một bộ khung xương gắn ngoài cho nhân viên, được phát triển bởi Virginia Tech, giúp họ nâng vật nặng dễ dàng hơn.

“Tôi cho rằng chúng ta đang tiến đến thời kỳ mà ranh giới giữa những hệ thống sinh học và nhân tạo trở nên mờ nhạt hơn rất nhiều,” ông Clites nói.

Đã tới lúc con người nâng cấp cơ thể của mình bằng đồ nhân tạo?
Nhân viên tại Lowes đang thử nghiệm khung xương nhân tạo mới

Ông cho rằng tương lai này sẽ đem đến lo ngại về việc những người giàu, có điều kiện trên thế giới cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

“Vậy cái mà bạn tạo ra là một ngưỡng mới cao hơn về năng lực vật lý, có lẽ là cả năng lực cho tinh thần nữa, để dành cho những người vốn đã có nhiều ưu thế hơn những người khác”

Do vậy nên giáo sư Herr chia sẻ ông rất tin tưởng rằng giá của những bộ phận nhân tạo này sẽ phải thấp hơn để những người nghèo cũng có thể mua được

“Giá của các bộ phận nhân tạo này sẽ phải giảm,” ông nói. “Cũng thật khó đoán liệu có thể sẽ có sự phân hóa trong xã hội không”

Định nghĩa lại việc cắt bỏ các chi

Trước đây, công việc chủ yếu của nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào việc giúp những người khuyết tật có cuộc sống thỏa mái hơn. Nhưng có một điều cản trở công việc của giáo sư Herr rất nhiều là tính tương thích.

Giống như việc một chiếc màn hình cũ sẽ không thể cắm vào một chiếc laptop mới vậy. Những người khuyết tật không thể đơn giản chỉ “cắm” vào các công nghệ đang phát triển ở đây và dùng được.

Để giải quyết vấn đề này, đội ngũ phát triển đang khẩn trương thay đổi cách mà các chi của con người bị cắt bỏ.

“Cách người ta cắt bỏ chân, tay ngày nay vẫn y hệt như cách người ta dùng hồi nội chiến Mỹ vậy,” giáo sư Herr nói. “Khi mà bạn đang chứng kiến những thay đổi khổng lồ trong công nghệ robot, cơ sinh học thì bạn chẳng thấy việc phẫu thuật cắt bỏ chi có tí tiến triển gì. Điều đó phải thay đổi. Chúng tôi đang thiết kế lại cách mà các chi bị cắt bỏ để tạo ra một giao diện cơ học và giao diện điện tử thích hợp”

Giáo sư Herr nói giao diện này sẽ kết nối bộ não trực tiếp đến phần chi giả, giúp những người khuyết tật có thể có một cơ thể hoàn chỉnh một lần nữa.

“Về mặt lâm sàng, những gì chúng tôi đang làm có tiến triển tốt. Người bệnh khi được gắn chi giả có cảm giác như thật. Họ nói có cảm giác như được mọc lại chi vậy”

Một khi những công nghệ này hoàn chỉnh, giáo sư Herr cho rằng, con người chắc chắn sẽ cân nhắc đến việc nâng cấp cơ thể của chính mình.

“Chúng ta sẽ cởi mở hơn trong việc sử dụng mọi vật liệu để nâng cấp, làm đẹp cơ thể mình,” ông nói.

Theo lời kể của Dave Lee – BBC

Góc quảng cáo