Theo báo cáo mới vừa được Nasa công bố, năm 2020 là năm nóng nhất từ trước đến nay, nhiệt độ cao hơn cả năm 2016, vốn được ghi nhận là năm nóng nhất lịch sử do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. NASA và NOAA cho biết sự nóng lên toàn cầu trên cả không khí và nước trên Trái Đất sẽ dẫn đến nhiều thảm họa thời tiết.

Báo cáo của Cơ quan Quản lý Khí quyển Đại dương Mỹ (NOAA) cũng cho kết quả tương tự nhưng khác biệt đôi chút. Trong đó cho biết năm 2020 có nhiệt độ cao xếp thứ 2 hoặc 3, nguyên nhân là do hai cơ quan này đã sử dụng phương pháp tính toán hơi khác nhau.

2020 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử

Trong năm qua, hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến Trái Đất phải liên tục hứng chịu các trận cháy rừng bùng phát ở California, sóng nhiệt ở Siberia, băng tan nhanh ở Bắc Cực và những cơn bão hoành hành ngoài Đại Tây Dương.

Dữ liệu trong báo cáo của hai cơ quan trên cho thấy bầu khí quyển Trái Đất đã ấm lên 1,2 độ C so với thời tiền công nghiệp và đang tăng thêm 0,2 độ C mỗi thập kỷ. Với tốc độ này, các nhà nghiên cứu tính toán nhiệt độ toàn cầu sẽ vượt qua giới hạn 1,5 độ C vào năm 2030 do Hiệp định Khí hậu Paris dự đoán năm 2015.

Một nhóm riêng biệt gồm các nhà khoa học khí hậu Mỹ, Trung Quốc và Ý báo cáo trong tuần này rằng năm 2020 các đại dương trên thế giới đã vượt ngưỡng độ ấm kỷ lục. Nghiên cứu cho thấy các đại dương hấp thụ nhiệt nhiều hơn 20 zettajoules (1021 joules) so với năm 2019, và có hàm lượng nhiệt cao nhất kể từ năm 1955, khi cơ sở bắt đầu lưu trữ hồ sơ.

2020 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử

Theo Kevin Trenberth, tác giả của nghiên cứu, tổng lượng điện tăng lên trong năm gấp 61 lần tất cả lượng điện được tạo ra trên toàn thế giới trong cùng thời gian. Chính nhiệt lượng được hấp thụ từ bầu khí quyển Trái Đất đã thúc đẩy “siêu bão” ở Thái Bình Dương, các trận mưa dữ dội trên khắp nước Mỹ và gây ra một số thay đổi trong hệ sinh thái biển, khiến tảo có hại nở hoa.

Một số nhà khoa học từng góp mặt trong các nghiên cứu về khí quyển và đại dương cho biết khí thải carbon do con người tạo ra do đốt than, dầu và khí đốt tự nhiên là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

“Nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến là do lượng khí nhà kính ngày càng tăng. Hầu hết những chiều hướng xấu xảy ra trong thời kỳ này đều do tác động của con người”, Schmidt nói.

Theo NASA và NOAA, 6 năm nóng nhất được ghi nhận trên Trái Đất là 6 năm kể từ năm 2015. 10 năm ấm nhất đêu nằm trong khoảng 2005 đến nay.

“Việc một năm có được xem là kỷ lục hay không thực sự không quan trọng lắm. Điều quan trọng là xu hướng dài hạn, khi tác động của con người lên khí hậu tăng cao, chúng ta phải chuẩn bị tâm lý rằng kỷ lục sẽ tiếp tục bị phá vỡ”, Schmidt cho biết.

2020 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử

Năm 2020, Mỹ phá kỷ lục về số lượng cơn bão với 22 thảm họa thời tiết, gây thiệt hại ít nhất 1 tỷ USD. Kỷ lục trước đó là năm 2011 và 2017 với số lượng 16 thảm họa mỗi năm. Năm 2010, Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu, đồng thời dự đoán nhiệt độ sẽ tăng 1,5 độ C so với mức trước công nghiệp vào năm 2050. Tuy nhiên, đến năm 2015 con số đó đã thay đổi.

Ngoài ra, cơ quan này còn lên kế hoạch “giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp và nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp”. Nhiều nhà khoa học khí hậu hiện nay nói rằng không có khả năng đạt được mục tiêu này. Một số chuyên gia cho biết, lượng khí thải công nghiệp giảm nhẹ vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch, nhưng hoàn toàn không đủ để làm chậm biến đổi khí hậu toàn cầu.

Schmidt nói rằng ngay cả khi việc dừng thải khí nhà kính thì cũng sẽ mất vài thập kỷ để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Theo Trenberth, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado (Mỹ), hơn 90% sự nóng lên của khí hậu đã bị hấp thụ bởi các đại dương, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể hoạt động như một miếng bọt biển nhiệt.

“Các lớp trên cùng của đại dương đang ấm lên nhanh hơn so với các lớp thấp. Điều đó có nghĩa là nhiệt không dễ dàng xâm nhập. Bạn phụ thuộc vào gió bão để trộn nước và quá trình trộn có thể chậm lại trong tương lai”, Trenberth nói.

Sự hòa trộn giữa các lớp nước, đưa nước lạnh lên bề mặt có thể làm mát đại dương và hấp thụ carbon từ khí quyển lưu trữ trong làn nước sâu. Trenberth nói rằng sự nóng lên của đại dương dẫn đến nhiều hơi nước trong khí quyển hơn, khiến xảy ra nhiều cơn bão, lượng mưa lớn và lũ lụt trên đất liền.

Tháng trước, các nhà nghiên cứu Anh vừa công bố một nghiên cứu, trong đó cho thấy nếu các quốc gia cùng chung tay giảm mạnh lượng khí thải carbon dioxide trong 20 năm tới thì có thể giúp ổn định khí hậu trong nửa sau thế kỷ 21.

Trenberth nói rằng sự ấm lên của đại dương là chỉ số tốt nhất cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra và những hậu quả nó mang lại “Đây là những dấu hiệu cảnh báo. Chúng ta cần chuẩn bị nhiều hơn và tổ chức các hoạt động toàn cầu để giảm lượng khí thải”, Trenberth nói.

Theo Wired

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo