Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đang có kế hoạch tổ chức bỏ phiếu trong tháng 11 để quyết định có đưa Huawei và ZTE của Trung Quốc vào danh sách mối đe dọa an ninh quốc gia hay không.

Mỹ bỏ phiếu cấm Huawei và ZTE cung cấp thiết bị và dịch vụ 5G

Nếu quyết định được thông qua, các nhà mạng Mỹ sẽ bị cấm sử dụng 8,5 tỷ USD tiền quỹ của chính phủ để mua thiết bị hoặc dịch vụ từ hai hãng công nghệ này. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cũng có kế hoạch đề xuất các nhà mạng loại bỏ và thay thế hoàn toàn những thiết bị đã mua từ Huawei và ZTE. Toàn bộ chi phí tháo dỡ và lắp đặt mới sẽ được chính phủ tài trợ. FCC cho biết họ sẵn sàng chấp nhận tốn kém chi phí để đề phòng các mối nguy an ninh.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thông báo mới của FCC là bước tiếp theo trong một loạt hành động nhằm cấm các công ty bản địa hợp tác với những doanh nghiệp Trung Quốc chứa mối nguy an ninh quốc gia. Các quan chức Nhà Trắng cho biết Huawei và ZTE có 30 ngày để tranh luận và khiểu nại về cáo buộc rủi ro an ninh của FCC.

Tháng 3/2018, Chủ tịch FCC Ajit Pai từng đưa ra đề xuất cấm doanh nghiệp trong nước sử dụng tiền Quỹ dịch vụ toàn cầu của FCC để giao dịch với các công ty tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia, nhưng không nêu tên Huawei hay ZTE. Mục đích của quỹ này là chi các khoản trợ cấp để cung cấp dịch vụ ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là thư viện và trường học.

FCC lập luận rằng Huawei và ZTE có quan hệ chặt chẽ với chính quyền và bộ máy quân sự Trung Quốc. Trong khi đó, luật pháp Trung Quốc quy định tất cả công ty hoạt động trên lãnh thổ nước này đều buộc phải giao toàn bộ dữ liệu cho chính phủ khi có yêu cầu. Theo FCC, điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc gia Mỹ.

Quốc hội Mỹ đang xem xét ủy quyền 1 tỷ USD cho các nhà cung cấp dịch vụ không dây quy mô nhỏ ở nông thôn để thay thế thiết bị mạng đã mua từ những doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo Reuters đưa tin hồi tháng 6, có hơn 10 nhà mạng khu vực nông thôn nước Mỹ đang thương thảo với Ericson và Nokia để tìm hướng thay thế các thiết bị viễn thông giá rẻ từng mua của Huawei và ZTE. Mặt khác, Mỹ đã thúc ép các nước đồng minh không được cấp phép cho Huawei cung ứng dịch vụ mạng 5G, cáo buộc thiết bị của hãng công nghệ này được Bắc Kinh sử dụng làm gián điệp, dù doanh nghiệp Trung Quốc nhiều lần phủ nhận.

Tuy nhiên, một số nước châu Âu lại không đồng ý cấm Huawei, bất chấp áp lực từ phía Mỹ. Tháng trước, Na Uy cho biết không có kế hoạch chặn hãng công nghệ này xây dựng mạng 5G trong nước. Mặt khác, thủ tướng Anh Vladimir Johnson đang chuẩn bị cấp cho Huawei quyền truy cập vào một số bộ phận của nền tảng mạng 5G. Cũng trong tháng này, chính phủ Đức xác nhận danh mục anh ninh quốc gia sẽ không cấm bất kỳ doanh nghiệp nào, để tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà cung cấp thiết bị.

Theo South China Morning Post

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo