Qualcomm đã mang tới những thành tựu được dày công phát triển và nghiên cứu trong một thập kỷ, tạo nên nền tảng trong lĩnh vực công nghệ cơ bản và trí tuệ nhân tạo (AI).
Tại Triển lãm di động thế giới MWC, Qualcomm Technologies, Inc., công ty con của tập đoàn Qualcomm Incorporated đã công bố thông tin về công cụ trí thông minh nhân tạo Qualcomm Artificial Intelligence (AI) Engine thế hệ thứ 4 trên điện thoại di động. Công cụ này hỗ trợ trải nghiệm người dùng AI voice, camera, trải nghiệm thực tại ảo tăng cường (AR) trên hầu hết các dòng smartphone cao cấp được trang bị nền tảng di động Snapdragon 855 của Qualcomm.
Qualcomm AI Engine giúp thúc đẩy sự cải tiến từ nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs), nhà cung cấp thiết bị độc lập (ISVs) và công ty điện toán đám mây. Từ đó, tạo nên sự phát triển vượt trội, đồng thời khai thác triệt để tính năng hỗ trợ trải nghiệm AI một cách liền mạch và trở nên hấp dẫn hơn.
Các nhà sản xuất smartphone, trong đó có Sony và Xiaomi, gần đây đã ra mắt thiết bị đi dộng được trang bị Snapdragon 855. Sản phẩm này sẽ được trang bị công cụ Qualcomm AI Engine giúp tối ưu hóa tính năng AI, gồm hiệu ứng Bokeh cho máy ảnh đơn hoặc kép, xác thực khuôn mặt bằng 3D, nhận biết bối cảnh, siêu phân giải và vcác cải tiến giúp việc chụp ảnh và quay video đạt được chất lượng cao hơn.
Tháng 12/2018, Qualcomm Technologies đã công bố AI Engine đa lõi thế hệ thứ 4 là một tính năng của Snapdragon 855 với hiệu năng AI cao gấp 3 lần so với nền tảng di động thế hệ trước, và cao gấp 2 lần so với sản phẩm cạnh tranh khác dành cho dòng điện thoại cao cấp. Bộ xử lý hoàn toàn mới bao gồm Hexagon Tensor Accelerator (HTA) chuyên dụng cho xử lý AI và bốn giải pháp Hexagon Vector eXtensions (HVX).
Nền tảng di động đầu tiên được tích hợp 5G
Hãng còn công bố nền tảng di động Qualcomm Snapdragon được tích hợp mạng 5G trên cùng một con chip, hay còn gọi là hệ thống trên một vi mạch (SoC). Công ty xây dựng vị thế đứng đầu trong lĩnh vực 5G với modem Snapdragon X50, X55 5G. Bên cạnh đó, còn có các giải pháp RF Front-End – RFFE (công nghệ sử dụng năng lượng điện từ cho thiết bị đầu cuối) và giữ vững vị thế đó thông qua việc cung cấp nền tảng di động tích hợp 5G.
Điều này góp phần củng cố vai trò của Qualcomm trong việc cung cấp giải pháp cho hệ sinh thái di động toàn cầu, bằng việc gia tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng cần thiết để triển khai mạng 5G một cách nhanh chóng. Nhờ đó, nhà sản xuất thiết bị gốc có thể sử dụng modem Snapdragon X50 và X55 để đẩy nhanh quá trình thương mại hóa của nền tảng mới này.
Ngoài ra, PowerSave (công nghệ tiết kiệm nguồn), được Qualcomm phát triển dựa trên chu trình thu không liên tục (C-DRX, một tính năng trong thông số kỹ thuật 3GPP), giúp nâng cao tuổi thọ pin và tương thích với các thiết bị Gigabit LTE.
Công nghệ Qualcomm 5G PowerSave cũng sẽ được hỗ trợ trong các modem Snapdragon X50 và X55. Dự kiến, mẫu thử nghiệm mới sẽ tới tay khách hàng của Qualcomm vào Quý II năm 2019, và thiết bị thương mại sẽ ra mắt vào nửa đầu năm 2020.
PC 5G thương mại đầu tiên trên thế giới
Với tính năng đột phá của modem Qualcomm Snapdragon X55 5G thế hệ 2, nền tảng Snapdragon 8cx 5G giúp nhà sản xuất PC tận dụng lợi thế của việc triển khai mạng 5G toàn cầu. Với sức mạnh, hiệu năng của một PC cao cấp, cùng độ mỏng, nhẹ, nền tảng này sẽ hiện đại hóa cách thức người dùng kết nối, tính toán và giao tiếp với PC của họ.
Bên cạnh đó, Snapdragon 8cx 5G còn hướng đến mục tiêu hiện đại hóa ngành công nghiệp PC bằng cách đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tính kết nối và hiệu suất nơi làm việc. Ngoài ra, Qualcomm còn mang lại những cải tiến với chip 7nm cho PC, kết hợp các tính năng tương tự điện thoại thông minh.
Sự ra đời của Snapdragon 8cx 5G sẽ góp phần khiến những mạng di động 5G nhỏ-cá nhân trở nên phổ biến trong doanh nghiệp. Điều đó cho phép thế hệ ứng dụng kết nối tiếp theo thực hiện liên kết dữ liệu với hiệu suất và tính bảo mật cao hơn. Những ứng dụng và trải nghiệm này bao gồm lưu trữ và điện toán đám mây, chơi game nhiều người chơi với tốc độ phản hồi nhanh, video 360 độ và các ứng dụng tức thì. Dự kiến sẽ có mặt trên các thiết bị thương mại vào cuối năm 2019.
Tính năng sạc nhanh cho thiết bị không dây và ra mắt khả năng tương tác với chuẩn sạc Qi
Qualcomm Quick Charge là thế hệ tiếp theo của công nghệ sạc nhanh dành cho thiết bị sử dụng vi xử lý Snapdragon. Với đặc điểm sạc điện thoại di động nhanh, tính năng này được thiết kế giúp tiết kiệm năng lượng và giảm lượng nhiệt phát ra trong thiết bị. Đồng thời, tối đa hóa tuổi thọ của pin, giúp bảo vệ và cải thiện thiết bị của người dùng.
Các tấm sạc không dây cấp nguồn bởi Quick Charge sẽ hoạt động tương tự bộ chuyển đổi Quick Charge 2.0, 3.0, 4 và 4+ mà hàng triệu người dùng đang sử dụng. UL là công ty đầu tiên thực hiện chương trình tuân thủ và sẽ mở rộng thử nghiệm Quick Charge cho thiết bị không dây. Qualcomm cũng hoan nghênh công ty Weltrend Semiconductor – nhà cung cấp linh kiện đầu tiên triển khai chương trình này.
Wireless Power Consortium (WPC) là tập đoàn tạo ra tiêu chuẩn sạc không dây toàn cầu Qi với hơn 650 công ty thành viên và hơn 3.500 sản phẩm tuân thủ. Thiết bị được chứng nhận chuẩn sạc Qi gồm phần lớn điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới. Nhiều thiết bị được cung cấp bởi nền tảng di động Qualcomm Snapdragon, với hàng ngàn trạm sạc công cộng được triển khai tại nhà hàng, khách sạn, sân bay, cùng với những phụ kiện được bán trên kênh bán lẻ truyền thống và trực tuyến.
Qualcomm đang thực hiện chương trình tuân thủ đối với thương hiệu Quick Charge, và làm việc với nhà bán lẻ để góp phần loại bỏ các phụ kiện không tuân thủ khỏi danh mục. Các sản phẩm tuân thủ có thể được tìm thấy trong Danh sách thiết bị Quick Charge.
Mặc dù sạc không dây đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến, tốc độ sạc và hiệu quả của sản phẩm này vẫn thiếu tính nhất quán. Không những thế, một bộ phận sản phẩm sạc không dây còn được giới thiệu có hỗ trợ Quick Charge trong khi chưa đáp ứng được yêu cầu cần tuân thủ về sạc nhanh.
Qualcomm hợp tác cùng doanh nghiệp hàng đầu trong hệ sinh thái di động để phát triển hệ thống thực tế ảo mở rộng cho điện thoại thông minh 5G
Qualcomm đưa ra một trải nghiệm máy tính hoàn toàn mới thông qua việc kết nối các sản phẩm thực tế ảo mở rộng (XR viewers) với điện thoại di động sử dụng công nghệ 5G, gồm một máy đeo trên đầu dạng nhẹ, mang đến trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Thiết bị này có tính tương tác và đa dạng thông qua hình ảnh có độ phân giải cao cùng hệ thống theo dõi sáu bậc tự do cao cấp (6DoF).
Sản phẩm được thiết kế để kết nối với điện thoại di động, sử dụng bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 855 Mobile Platform, cổng sạc USB loại C. Bằng cách tận dụng những tiến bộ lớn của công nghệ 5G như tốc độ truyền dữ liệu cao và độ trễ thấp, công nghệ XR có thể được phát huy tối đa để sẵn sàng cho thương mại hóa vào năm 2019.
Để hỗ trợ những yêu cầu kỹ thuật cần thiết, Qualcomm sẽ mở rộng Chương trình Tăng tốc HMD (HAP), bao gồm cả việc phát triển và kiểm nhận các bộ phận. Đồng thời đánh giá hoạt động tương tác giữa điện thoại di động và hệ thống thực tế ảo mở rộng.
Với hệ thống thực tế ảo mở rộng, hệ sinh thái hiện tại sẽ xuất hiện các tính năng 5G mới. Nhờ đó, công ty sản xuất điện thoại di động có thể gộp nhiều chương trình bán hàng lại trong một điểm bán hàng và mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng. Vào quý trước, công ty sản xuất thiết bị thực tế ảo mở rộng đã giới thiệu thiết kế mới hỗ trợ kết nối USB-C, chẳng hạn như Acer HMD.
Nhiều hãng sản xuất lớn như OnePlus, OPPO, Vivo, Xiaomi và BlackShark đang đặt mục tiêu thương mại hóa điện thoại di động sử dụng chip Snapdragon 855 trong năm 2019. Do đó, sáng kiến về thực tế ảo mở rộng này có thể giúp phát triển các hạng mục bán hàng, đồng thời mang lại nội dung mới đầy tính sáng tạo và hệ thống dịch vụ tốt hơn tới người tiêu dùng.
Các nhà cung cấp viễn thông thế giới bao gồm LG U+, tập đoàn KDDI, KT Corp, SK Telecom, Sprint, Swisscom, Telstra và TIM đã đầu tư mạnh mẽ vào thế hệ mạng không dây tiếp theo để hiện thực hóa khả năng thương mại của 5G và các ưu điểm nổi bật – bang thông rộng, độ trễ thấp, và chất lượng dịch vụ cao. Ngoài ra, những nhà sản xuất sản phẩm thực tế ảo mở rộng, hãng điện thoại di động, nhà cung cấp nền tảng và nội dung cũng là nhân tố nắm giữ yếu tố quyết định trong việc xây dựng các ứng dụng và nội dung thuyết phục được người dùng trên 5G.
Qualcomm không ngừng hỗ trợ mục tiêu phát triển một hệ sinh thái tích hợp nhiều sản phẩm, từ thiết bị thực tế ảo mở rộng, phụ tùng đi kèm, điện thoại di động cho tới phần mềm. Trong năm nay, Qualcomm và đối tác trong HAP được kì vọng sẽ cùng hợp tác triển khai hệ thống biểu tượng dùng để đánh giá chất lượng hoạt động và độ thích ứng sản phẩm thực tế ảo mở rộng. Thành công này là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa Qualcomm và toàn bộ hệ sinh thái, đồng thời thể hiện sự gắn kết trong mối quan hệ và tương đồng cao về kiến thức giữa các bên liên quan.
Theo Qualcomm