Thị trường smartphone trong năm 2020 ghi nhận sự đổi mới trong việc những chiếc smartphone cao cấp bán ra không kèm củ sạc. Nhưng liệu đây có thực sự là một chiến lược gia tăng phần lợi nhuận hay thực tế theo xu hướng cắt giảm rác thải điện tử?

Nếu là một người sử dụng smartphone có thâm niên, đa phần người sử dụng đều sẽ có hơn 1 củ sạc cho điện thoại. Có thể do chiếc smartphone cũ của bạn đã bị hỏng và bạn mua mới một máy khác, vô hình trung bạn sẽ có thừa một củ sạc (từ thiết bị cũ).

Như vậy càng nhiều người dùng smartphone, lượng củ sạc cho thiết bị điện tử hiện đại này thường sẽ cao hơn số lượng máy hiện có. Ở góc nhìn môi trường, củ sạc tuy chỉ là một phần nhỏ trong rác thải công nghệ, nhưng việc sản xuất hàng loạt, liên tục nhiều năm không những tiêu tốn tài nguyên, mà còn thúc đẩy việc sản xuất nhựa.

Là một trong những nhà sản xuất điện thoại tiên phong trong việc loại bỏ củ sạc khi bán máy, Samsung đã ngay lập tức nhận rất nhiều chỉ trích từ người dùng với những lý do như “loại củ sạc để nâng cao lợi nhuận”, “bán củ sạc riêng để thu thêm tiền”… Tuy vậy những thay đổi công nghệ nhanh chóng cũng đã cho cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này.

Bán smartphone bán không kèm sạc, góc nhìn tích cực cho môi trường

Đầu tiên là công nghệ sạc nhanh cho thiết bị di động, hầu như tất cả các hãng smartphone đều đã hỗ trợ một số tiêu chuẩn sạc nhanh phổ biến trên thị trường. Công nghệ sạc nhanh ngoài việc giúp hồi pin trong thời gian ngắn hơn còn bắt buộc phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và người dùng.

Tiếp đến là chuẩn cắm sạc, việc chuyển đổi từ cổng microUSB sang USB Type-C đã diễn ra rất nhanh. Người dùng cũng đã sớm nhận ra được những lợi ích của loại chân cắm có thể đảo chiều này. Rất nhiều củ sạc ra mắt gần đây thậm chí còn bỏ hẳn chân cắm USB Type-A, thay vào đó chỉ dùng chuẩn Type-C.

Ngoài thiết bị di động, các phụ kiện mới ra mắt gần đây và kể cả laptop cũng đã bắt đầu hỗ trợ tiêu chuẩn cắm mới và tiện dụng này. Viễn cảnh tương lai hầu như tất cả các thiết bị đều sử dụng một chuẩn cắm sạc USB-C là khá rõ ràng.

Đối với những củ sạc cũ đã không còn phù hợp, việc sạc các thiết bị mới sẽ không được hỗ trợ sạc nhanh. Điều này làm tăng thời gian chờ đợi, giảm việc tận hưởng trải nghiệm thiết bị. Samsung là một trong những nhà sản xuất dùng các củ sạc nhanh 25W, việc sản xuất thiết bị này đòi hỏi các nguyên vật liệu đặc biệt để dẫn điện nhanh và điều tiết hiệu quả an toàn cho thiết bị.

Smartphone bán không kèm sạc, lựa chọn 'đau một lần rồi thôi'

Chiến lược của Samsung khá rõ ràng trong việc này: vì là một nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, từ dòng phổ thông đến cao cấp, nên củ sạc nhanh 25W của hãng điện tử Hàn Quốc sẽ có thể dùng được hết tất cả các dòng máy mới sản xuất. Từ đó, việc nhiều người trong một gia đình sử dụng chung một củ sạc có khả năng sạc nhanh sẽ không còn là vấn đề không khả thi nữa. Đây một bước tiên phong giản lược trong việc giảm lược rác thải, bảo vệ môi trường.

Chính vì vậy, việc loại bỏ dần những củ sạc đại trà là chiến lược tinh giản, giảm thiểu vật liệu sản xuất không tái chế được, từ đó chuyển sang tập trung vào các vật liệu tái chế được trong tương lai.

Nhờ các vật liệu mới, đa phần những củ sạc nhanh hiện tại đều có thiết kế nhỏ gọn, không còn quá cồng kềnh như trước. Cộng với khả năng sạc nhanh, việc sở hữu nhiều hơn 1 củ sạc đã trở thành một lý do không còn quá cần thiết.

Smartphone bán không kèm sạc, lựa chọn 'đau một lần rồi thôi'

Chính vì vậy có thể nói, động thái cắt giảm những củ sạc trong các dòng smartphone cao cấp có thể không làm người tiêu dùng thoải mái ở giai đoạn đầu tiên. Nhưng về lâu dài, đây là bước đi hợp lý để góp phần giảm rác thải công nghệ, từ đó làm giảm tác động đến môi trường của việc sản xuất thiết bị ngoại vi.

Góc quảng cáo