Xem nhanh
Chi phí trang in thường được các nhà sản xuất ghi khá cụ thể, và bạn nên quan tâm chúng trước khi lựa chọn sở hữu cho mình chiếc máy in.
Chi phí cao để vận hành và sở hữu một máy in đã trở thành một phần của xu hướng thời điểm này. Bạn có thể đo lường chính xác chi phí in ấn với “chi phí trên mỗi trang”, còn được gọi là CCP (Cost per page). Nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi mua máy in, giấy và mực in.
Tại sao chi phí trang in lại quan trọng?
Cái này bạn sẽ thấy rất rõ khi nhìn vào một máy in phun, chi phí mua máy đôi khi là lừa nhau. Sự thật: một số nhà sản xuất bán máy in với giá lỗ và bù lại khoản đó thông qua việc bán mực máy in.
Không chỉ vậy, theo Consumer Reports, có đến một nửa lượng mực máy in bị lãng phí trong các chu kỳ bảo trì. Kết hợp điều đó với chi phí cao của chính các hộp mực, có thể nhận ra việc sở hữu một máy in phun trở nên khá tốn kém.
Đó là lý do quan trọng bạn phải tìm ra số tiền phải trả cho mỗi trang in. Nói tiêu cực thì khi đó là sự khác biệt chỉ một xu, khi bạn in lâu dài lên tới một nghìn trang chẳng hạn thì con số tưởng nhỏ bé đó lại bắt đầu là vấn đề. Điều này có thể phức tạp hơn nữa nếu là máy in trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nơi có thể nhanh chóng vượt qua vài trăm hay thậm chí là 1.000 trang mỗi tháng.
Tính toán chi phí trên mỗi trang của bạn có nghĩa là bạn có thể tính chi phí in ấn cao.
Cách tính chi phí trang in (CPP)
Rất may là việc tính toán chi phí thực tế trên mỗi trang tương đối đơn giản đối với in đơn sắc, đó là:
Giá hộp mực / Năng suất trang + Chi phí giấy = Giá mỗi trang
- Giá hộp mực: giá của hộp mực riêng lẻ.
- Năng suất trang: có xu hướng rất khác nhau giữa các nhà sản xuất, nhưng bạn thường có thể tìm thấy năng suất trang được ghi trên hộp mực hoặc trang web của nhà sản xuất. Thông thường con số là trong khoảng từ 1.000 trang đến 3.500 trang, tùy thuộc vào kích thước của hộp mực.
- Chi phí giấy: có thể được tính bằng cách chia chi phí của gói giấy cho số lượng ram bên trong nó.
Ví dụ: với 1 ram (500 tờ) giấy A4 có giá tầm 50.000 VND, bạn sẽ chia 50000 cho 500 và được 100 VND cho mỗi trang. Như đã nói, điều quan trọng cần lưu ý là khi bạn xem hướng dẫn mua máy in và xem giá mỗi trang được tham chiếu, chi phí giấy thường không được bao gồm trong tính toán.
Tiếp theo, thử dùng máy in HP F2100 với giá 258.000 VND và có năng suất in là 600 trang, ta có
258000 / 600 + 100 = 530 VND
Do đó, nếu bạn có một máy in sử dụng hộp mực đó và giấy A4 được đề cập ở trên, thì bạn sẽ có chi phí ước tính là 530 VND cho mỗi trang. Chi phí này sẽ là khá cao khi làm hàng trăm hoặc hàng ngàn trang.
Một vấn đề phức tạp nữa là: Hiệu quả trang được quảng cáo (trên hộp mực in) đôi khi dựa trên một tiêu chuẩn thấp, nó kiểu trang tính là một phần ba trang có văn bản chữ giãn cách. Rồi giờ bạn in một trang đầy nghẹt chữ hoặc xui rủi in một trang mà màu đen chiếm quá nhiều thì lượng mực sẽ vơi nhiều hơn.
Tất nhiên cũng có chi phí in màu trên mỗi trang, tính toán phức tạp hơn một chút nhưng vẫn tương đối đơn giản, đó là:
(Giá hộp mực đen / năng suất trang) + ((Giá hộp mực màu / năng suất trang) x số hộp mực màu) + Chi phí giấy = Chi phí in màu trên mỗi trang
Như bạn có thể thấy, công thức gần giống nhau, với sự khác biệt duy nhất là việc bổ sung các hộp màu.
Giải pháp thay thế chi phí thấp
Nếu đang cân nhắc về giá của máy in Phun, có một số giải pháp thay thế mà bạn có thể chọn.
Đối với người mới bắt đầu, có máy in laser, chi phí mua là đắt hơn máy in phun nhưng hộp mực lại rẻ hơn. Chất lượng in của bạn cũng giảm đi một chút, đặc biệt là về màu sắc so với máy in phun; nhưng điều đó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến bạn nếu bạn làm việc không chuyên nghiệp với hình ảnh được in.
Nếu thực sự cần chất lượng màu sắc của máy in phun, bạn có thể xem xét máy in phun dùng bình mực có thể nạp lại. Đây là giải pháp dùng bình chứa có thể đổ mực tiếp. Điều này không chỉ có lợi ích trong việc giảm giá CPP xuống, mà bạn cũng không cần phải vứt bỏ một nửa hộp mực vì một màu đã hết, khiến nó trở nên thân thiện với môi trường hơn.