Ra mắt vào cuối tháng 3, Moto M là chiếc smartphone tầm trung với giao diện Android gốc cùng cấu hình khá tốt.

Ảnh thực tế smartphone tầm trung Moto M

Việc Lenovo mua lại Motorola và tiếp tục phát triển smartphone thương hiệu Moto giúp thị trường có thêm nhiều lựa chọn. Tuy vậy những phiên bản Moto Z cao cấp với những tính năng mạnh lại khá khó bán với tầm giá của mình, chính vì vậy hãng đã trở lại với dòng M, những chiếc smartphone tầm trung với cấu hình khá.

Với Moto M, sản phẩm được kỳ vọng sẽ gây hứng thú từ người dùng hơn bởi giao diện thân thiện, thiết kế bo tròn cầm dễ dàng và đặc biệt là phụ kiện ốp lưng dành riêng có thể giúp máy trở nên hầm hố và cứng chắc hơn.

Thiết kế: 

Moto M dùng thiết kế kim loại nguyên khối và bo tròn khá mạnh, mặt lưng máy dùng 2 đường cắt gần cạnh trên và dưới để tăng khả năng bắt sóng cho ăn ten gắn trong. Nếu so với các smartphone hiện nay đã tối giản những đường cắt này trở nên thanh mảnh và nhiều đường hơn thì đường cắt trên Moto M trông hơi dầy, nhưng tính thẩm mỹ của máy vẫn được giữ nguyên.

Ảnh trên tay Moto M

Ảnh thực tế smartphone tầm trung Moto M

Phần mặt lưng này còn là nơi bố trí cảm biến vân tay và camera sau cùng đèn Flash LED. Riêng khu vực camera và đèn LED được đặt trong một phần kính dài và hơi lồi lên so với mặt sau máy. Moto M đặt nút nguồn và âm lượng ở cạnh phải, jack 3.5mm ở cạnh trên và cổng USB-C ở cạnh dưới. Mặt trước Moto M phủ kính cong 2.5D, phần cạnh trên và dưới hơi dầy, với logo Moto nằm ở phía dưới, 3 nút điều hướng được đưa vào trong màn hình.

Nhìn chung, thiết kế của Moto M được hoàn thiện ở mức khá tốt, cho thấy Lenovo có sự đầu tư cho thiết kế. Tại buổi ra mắt, đại diện Lenovo cho biết Moto M có phủ lớp nano giúp chống nước ở mức nhẹ (không thể ngâm xuống nước).

Trải nghiệm:

Moto M sở hữu một màn hình 5,5 inch với độ phân giải Full HD, mật độ điểm ảnh vào khoảng 400dpi. Việc đọc nội dung trên màn hình này thật sự khá dễ dàng, máy hỗ trợ tối ưu độ sáng theo môi trường, cũng như có 2 chế độ màu tiêu chuẩn và sặc sỡ (tăng độ bão hoà).

Máy khi bán ra được cài hệ điều hành Android 6, có bộ nhớ RAM 4GB và bộ nhớ trong 32GB, hỗ trợ 2SIM chuẩn nano hoặc 1 SIM và thẻ nhớ MicroSD. Về giao diện người dùng, Moto M hầu như không thay đổi gì so với Android gốc của Google, trong phần cài đặt máy chỉ có thêm một tuỳ chọn “Bảo mật của Motorola”. Máy cũng được cài đặt sẵn bộ Microsoft Office và Skype dành cho Android, ngoài ra thì không còn một tuỳ biến cụ thể nào có thể nhận thấy.

Điểm được tuỳ biến rõ nét nhất là ứng dụng camera của máy. Trên Moto M, máy sở hữu camera sau độ phân giải 16MP, hỗ trợ công nghệ lấy nét theo pha (PDAF) và đèn Flash LED. Trong khi đó camera trước có độ phân giải 8MP và hỗ trợ chức năng chụp flash màn hình.

Đối với camera trước, ứng dụng chụp ảnh hỗ trợ đèn phụ với hai tuỳ chọn hồng và vàng, khi lựa chọn và bấm chụp, màn hình sẽ sáng lên theo một trong hai màu này để ảnh chụp selfie được tăng sáng hơn. Một số tuỳ chọn khác khi chụp selfie của Moto M gồm có chất lượng ảnh, chế độ chụp (hẹn giờ, bấm, giơ ngón tay) và chụp ảnh phản chiếu (tự động lật lại cho đúng chiều). Máy cũng có chế độ làm mịn da với một thanh trượt nằm phía trên nút chụp cảm ứng.

Trong khi đó với camera sau, ứng dụng có những nút chức năng nhanh như bật/tắt flash, chụp HDR, nút chế độ chụp ảnh gồm chuyên nghiệp, toàn cảnh, cảnh đêm nghệ thuật và chụp hiệu ứng. Phần cài đặt của máy ảnh, ứng dụng tiếp tục có thêm các chế độ tuỳ chỉnh nhiều hơn, như tỉ lệ khung hình, cân bằng ba trục, độ phân giải ảnh…

Nhìn chung các thiết lập của máy ảnh trên smartphone khá đơn giản và trực quan, dễ hiểu. Chất lượng ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng đầy đủ khá đẹp, máy lấy nét tự động nhanh, duy chỉ có chế độ HDR do phải chụp 2 tấm ghép lại nên chất lượng ảnh không thật sự tốt, đặc biệt ở cảnh có vật chuyển động sẽ sinh ra bóng mờ. Ở môi trường thiếu sáng, Moto M cho ra ảnh khá nhiều hạt nhưng vẫn khá rõ các chi tiết.

Một số ảnh chụp trên Moto M

Ảnh chụp từ Moto M Ảnh chụp từ Moto M

Ảnh chụp đêm từ Moto M
Ảnh chụp đêm từ Moto M
[twentytwenty]

Ảnh chụp từ Moto M Ảnh chụp từ Moto M

[/twentytwenty]

Ảnh chụp thông thường và chế độ HDR

Ảnh chụp Selfie trên Moto M
Ảnh chụp Selfie trên Moto M

Đối với hiệu năng, Moto M chạy chip MediaTek Helio P15, (chip lõi 8 với 4 nhân 1,25GHz và 4 nhân 2,15GHz) có 4GB RAM, vi xử lý đồ hoạ Mali-T860MP2. Ở cấu hình này, AnTuTu BenchMark cho số điểm là 53699, một số điểm khiêm tốn khi thấp hơn gần 30 ngàn điểm so với Galaxy Note 5.

Đánh giá smartphone Moto M: hợp lý với 7 triệu đồng

Ở các bài thử nghiệm với những tựa game quen thuộc như Temple Run 2 và Angry Birds 2, Moto M cho trải nghiệm chơi game ổn định và mượt mà. Với tựa game nặng đồ hoạ là Need for Speed: No Limits, máy cho thời gian tải vào game khá chậm, nhưng khi đã vào thì trải nghiệm vẫn ở mức ổn. Trong quá trình chơi game, máy ấm nhẹ ở phần mặt lưng

Sở hữu viên pin dung lượng đến 3.050mAh, Moto M cho thời lượng sử dụng ở mức khá, đáp ứng đủ nhu cầu cho một ngày làm việc. Thời gian này giảm xuống khá nhiều khi quá trình sử dụng hỗn hợp có chơi các loại game trong một thời gian ngắn và sử dụng kết nối 4G để gửi và nhận email, cũng như kiểm tra thông báo đến từ mạng xã hội. Máy không hỗ trợ chuẩn sạc nhanh nào, nhưng củ sạc theo máy có dòng ra 2A, cho thời gian sạc cũng khá nhanh.

Đi kèm với máy, người thực hiện còn được cho mượn chiếc ốp lưng dành riêng cho máy Moto M, đây là chiếc ốp lưng rất vừa vặn, có nhiều đường cắt và một thanh chống dùng đặt máy nằm ngang, thuận tiện cho việc sử dụng smartphone để xem phim rảnh tay.

Lời kết 

Ở phân khúc 7 triệu đồng hiện đang là cuộc chiến khốc liệt giữa các thương hiệu smartphone hiện nay. Tuy không sở hữu cho mình một giao diện người dùng riêng, nhưng Moto M lại có một thiết kế dễ nhìn, dễ cầm nắm, đồng thời máy cũng cho trải nghiệm chụp ảnh ở mức khá.

Góc quảng cáo