Bài phân tích của tác giả Martin Brinkmann viết trên trang Ghacks sẽ cho cái nhìn rõ ràng hơn về những gì Microsoft đang cố làm để thúc đẩy Windows 10.
Chính thức ra mắt vào ngày 29/7/2015, Windows 10 được phân phối đến người dùng theo dạng nâng cấp miễn phí cho các máy đang dùng Windows 7 hoặc 8.1, và là bản bán lẻ hoặc được cài sẵn khi mua máy tính.
5 tháng kể từ khi ra mắt, tỷ lệ thiết bị chuyển lên Windows 10 là tốt nhưng không quá xuất xắc. Microsoft rất ít khi tiết lộ con số chuyển đổi, lần cuối cùng là vào tháng 10/2015 trong sự kiện Microsoft Device, khi đó hãng công bố đã có 110 triệu khách hàng và máy tính của doanh nghiệp đã dùng hệ điều hành mới nhất.
Nhưng:
Từ đó về sau Microsoft khá kín tiếng, một phần có vẻ do thiếu hẳn các sự kiện do họ tổ chức ở quy mô toàn thế giới, phần nữa có thể do tỉ lệ chuyển lên dùng Windows 10 có dấu hiệu suy giảm.
Mục tiêu của Microsoft: con số ước tính lo ngại
Mục tiêu của Microsoft được công bố trong hội nghị Build 2015 khá tham vọng, đó là có trên 1 tỷ thiết bị sử dụng Windows 10 sau 2 hoặc 3 năm kể từ thời điểm chính thức phát hành.
Hãy làm phép tính đơn giản, để đạt mục tiêu này trong 2 năm, Microsoft phải bán được 1,369 tỷ bản Windows 10 trên toàn thế giới; trường hợp đặt mục tiêu trong 3 năm, con số bản Windows 10 phải bán được MỖI NGÀY phải là 1,005 triệu bản. Đây dường như là một nhiệm vụ rất khó dù cho đó là gã khổng lồ đang sở hữu hệ điều hành phổ biến nhất thế giới.
Dù vậy, chiến lược của Microsoft khi tung ra Windows 10 là đến từng thiết bị chứ không phải chỉ riêng mảng máy tính cá nhân, tức ngoài PC, hệ điều hành này hiện đã có mặt trên hầu hết các dãy sản phẩm của hãng như điện thoại Windows Phone, máy Xbox One, tablet … và điều này cũng sẽ giúp hãng dễ dàng đạt con số nêu trên nếu chăm ra các thiết bị phần cứng nối tiếp.
Song việc chuyển đổi này có thể sẽ phải cần một động lực khi thời hạn miễn phí trong năm đầu tiên sắp hết, trong khi người dùng lại muốn được hưởng chính sách nâng cấp miễn phí dài lâu.
Windows 10 là ván bài Microsoft đã cược rất lớn
Microsoft đang đặt cược rất lớn vào thành công của Windows 10, và đây được xem là hệ điều hành cốt lõi để phù hợp với tất cả chiến lược của hãng.
Nhưng nếu Windows 10 không thành công thì đó là một điều tồi tệ, khi đó viễn cảnh Microsoft có thể sản xuất Windows 11 (dù trước đó hãng thông báo rằng sẽ không có điều như vậy nữa) và điều chỉnh nó hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp.
Nhưng từ khi vướng vào chiến lược hệ điều hành cốt lõi, hầu như rất khó để có để thay đổi tiến trình vì điều này mất rất nhiều thời gian.
Vì vậy với Microsoft, Windows 10 phải thành công dường như đã không còn lựa chọn khác, đó là lý do hệ điều hành này đang được hãng dồn lực đẩy mạnh. Chính vì thế một vài người dùng thông báo rằng thay vì hộp thoại thông báo cập nhật mới đã mất tùy chọn “No Thanks”, chỉ còn lại đúng lựa chọn cập nhật lên Windows 10.
Hiện không chắc rằng Microsoft sẽ tiến được bao xa, liệu họ sẽ đưa Windows 10 vào như là một bản nâng cấp quan trọng thông qua dịch vụ Windows Update hay không, song nếu viễn cảnh này xảy ra việc ép buộc người dùng sẽ dễ sinh ra phản ứng không hay, điều mà Microsoft gần đây đã nếm trải khi tùy tiện cắt xén dung lượng lưu trữ OneDrive xuống 5GB.