Trường đại học Michigan mới đây đã công bố sản xuất được chiếc máy tính dùng cảm biến nhiệt độ với kích thước siêu bé, chỉ 0,04mm khối.

Đại học Michigan vừa tung ra chiếc máy tính nhỏ chỉ bằng hạt cát

Kích thước nhỏ hơn cả chiếc máy tính đã từng lập kỷ lục nhỏ nhất thế giới của IBM. Và vì bé quá mức đến độ LED truyền dẫn tích hợp có thể kích hoạt dòng điện trong mạch của nó. Giới hạn về kích thước buộc các nhà nghiên cứu phải tìm cách giảm tác động của ánh sáng. Họ đã chuyển từ điốt sang các tụ điện chuyển mạch, và phải triệt tiêu nhiễu điện phát sinh từ việc chạy trên một thiết bị sử dụng rất ít năng lượng.

Kết quả là họ đã tạo ra một cảm biến có thể đo lường những thay đổi ở những vùng cực nhỏ, như một nhóm tế bào trong cơ thể con người. Các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng các khối u trong cơ thể người sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn mô lành mạnh dù rất ít, nhưng hiện rất khó để xác minh điều này. Thiết bị nhỏ bé này được kỳ vọng có thể kiểm tra điều này và nếu đúng thì sẽ là một bước tiến hiệu quả cho các phương pháp điều trị ung thư. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng thiết bị sẽ giúp chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp từ bên trong mắt, theo dõi quá trình sinh hóa…

Đại học Michigan vừa tung ra chiếc máy tính nhỏ chỉ bằng hạt cát

Kích thước nhỏ bé này đang đặt ra câu hỏi vì sao định nghĩa nó là máy tính. Thực tế dù rất nhỏ nhưng chiếc máy tính này có hẳn 1 bộ vi xử lý đầy đủ (dựa trên thiết kế ARM Cortex-M0+), nhưng giống như máy tính siêu nhỏ của IBM, thiết bị sẽ mất dữ liệu khi bị ngắt điện. Điều này có thể là sự thất vọng cho những người mong đợi một máy tính hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, về khía cạnh khoa học thì chiếc máy tính tí hon này giúp đẩy các giới hạn của sức mạnh tính toán thêm một chút, và cho thấy rằng trong tương lai gần, khả tính toán gần như vô hình có thể sớm phổ biến.

Theo Engadget

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo