Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, mật độ CO2 trong khí quyển đạt ngưỡng cao nhất 415,26 phần triệu, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.

Mật độ CO2 trong khí quyển đạt ngưỡng cao nhất lịch sử

Theo các cảm biến tại đài thiên văn Mauna Loa (Mỹ), một điểm nghiên cứu của Cơ quan Khí quyền và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), đây là lần đầu tiên kể từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, mật độ CO2 trong khí quyển đạt mức 415,26 phần triệu.

Báo cáo viên khí hậu Eric Holthaus đã ghi lại cột mốc trong bài viết trên Twitter, căn cứ vào dữ liệu của Viện Hải dương Scripps và Đại học California ở San Diego, Mỹ.

Mật độ CO2 trong khí quyển đạt ngưỡng cao nhất lịch sử

Ngưỡng CO2 trong khi quyển đạt mức kỷ lục là dấu hiệu báo động cho việc tàn phá môi trường của con người.

Tuần trước, một báo cáo đã tiết lộ ít nhất 1 triệu loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động của con người và khí thải carbon tạo ra từ việc phát triển kinh tế.

Việc biến đổi khí hậu liên quan đến chất thải carbon dioxide có thể khiến Mỹ phải trả khoản tiền lên đến 500 tỷ USD mỗi năm kể từ 2090.

Mật độ CO2 trong khí quyển rất quan trọng vì đặc tính hấp thụ nhiệt của hợp chất này. Đất liền, biển trên hành tinh hấp thụ và tỏa nhiệt, thời gian nhiệt lượng bị giữ lại phụ thuộc vào các phân tử CO2. Quá trình tương tự như một viên gạch vẫn còn ấm một thời gian sau khi rút ra khỏi lò.

Các loại khí nhà kính góp phần vào việc giữ nhiệt cho hành tinh để duy trì sự sống, tuy nhiên, mật độ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái. NOAA nhấn mạnh, khí nhà kính ngày càng nhiều sẽ gây mất cân bằng năng lượng, làm tăng nhiệt độ trung bình trên Trái Đất.

Tính chất của CO2 góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính không giống những khí thải khác, nhờ khả năng hấp thụ các bước sóng năng lượng nhiệt. Theo NOAA, đây là lý do lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng gây ra 2 phần 3 tổng số năng lượng mất cân bằng, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng.

Theo Techcrunch

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo