GitHub cho biết toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ với nhiều định dạng và vị trí khác nhau, đặt trong hầm Arctic World Archive sâu 250m dưới ngọn núi Arctic ở Svalbard (Na Uy).

GitHub đào hầm lưu trữ dữ liệu ở Bắc Cực

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến thế giới bị diệt vong, ví dụ các loại vũ khí hủy diệt hạng nặng, biến đổi khí hậu hoặc thậm chí một thiên thạch nào đó va vào Trái Đất. Nếu điều đó thực sự xảy ra thì khối lượng dữ liệu kỹ thuật số mà con người đang sử dụng mỗi ngày sẽ ra sao? Lo sợ điều đó, GitHub đã lên kế hoạch lưu trữ toàn bộ dữ liệu nền tảng mã nguồn mở của mình ở Bắc Cực để đảm bảo an toàn.

Tại Hội nghị nhà phát triển Universe vừa qua, GitHub đã công bố chương trình lưu trữ Archive Program nhằm bảo tồn tất cả phần mềm nguồn mở của hãng cho các thế hệ sau. Công ty tiết lộ toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ với nhiều định dạng và vị trí khác nhau, đặt trong hầm Arctic World Archive ẩn sâu 250m dưới ngọn núi Arctic ở Svalbard.

Dữ liệu được lưu trữ trên các cuộn phim phủ oxit sắt, có thể đọc được bằng máy tính hoặc kính lúp – trong trường hợp mất điện toàn cầu. Điều quan trọng là tấm phim này có thể tồn tại trong 1.000 năm. Những dữ liệu đầu tiên được lưu trữ tại hầm chứa này là mã nguồn hệ điều hành Android và Linux, một số ngôn ngữ lập trình, nền tảng web, tiền điện tử và các công cụ trí tuệ nhân tạo. GitHub đang lên kế hoạch lưu trữ tất cả dữ liệu tại các hầm chứa công khai từ tháng 2/2020.

Toàn bộ dữ liệu được đặt chung với một số tài liệu lưu trữ quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Tất cả sẽ được bảo tồn dưới dạng tập tin kỹ thuật số, gồm các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, những phát minh khoa học, bản thảo tư liệu lịch sử cùng nhiều phát hiện khảo cổ. Nếu ngày tận thế thực sự xảy ra, toàn bộ dữ liệu có thể được sử dụng để xây dựng lại xã hội. Bằng không, ít nhất những hầm chứa dữ liệu này sẽ như một nơi lưu trữ an toàn cho tất cả những thông tin có giá trị.

Hơn 20 năm trước, mã nguồn mở mới chỉ là một ý tưởng nhưng giờ đây cả thế giới đều phụ thuộc vào đó. Thế nên với công trình này, ai biết được công nghệ sẽ như thế nào sau 1.000 năm nữa.

Theo Engadget

Mời bạn thả tim cho bài này

Số lượt thả tim: []. Số tim trung bình: [/5]

Chưa có lượt thả tim

Góc quảng cáo